image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện thần trụ trời

icon-time16/11/2023

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Cùng Topbee tìm hiểu qua bài nghị luận để thấy những nét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật của câu chuyện nhé !


Dàn ý :Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Thần trụ trời

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận

B. Thân bài

- Giới thiệu khái quát truyện “ Thần trụ trời”

- Tóm tắt truyện

- Phân tích các yếu tố nghệ thuật trong truyện

+ Câu chuyện sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường

+ Sử dụng những tình tiết không có thật để lí giải các vấn đề có thật

- Câu chuyện chứa đựng các quan niệm của người Việt cổ về sự hình thành thế giới.

C. Kết bài

- Khái quát lại nội dung, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm


Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Thần trụ trời

Nguồn gốc của loài người, sự xuất hiện của mọi sự vật hiện tượng trên thế giới luôn là những điều bí ẩn mà con người muốn tìm hiểu. Nhưng từ thời xa xưa, con người không thể lí giải những sản phẩm của tạo hóa bằng các kiến thức địa lý, vật lý, sinh học hay thiên văn vì vậy họ vẫn không bỏ cuộc mà sáng tạo nên những vị thần với năng lực phi thường. Thần là đấng tạo nên muôn vật trên thế gian và từ đó xuất hiện các câu chuyện liên quan đến các vị thần nhằm lí giải những thắc mắc của con người về sự hình thành thế giới muôn hình vạn trạng.

 Truyện “Thần trụ trời” là một trong số những tác phẩm dân gian truyền miệng của nhân dân ta từ thời xa xưa được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Câu chuyện cho thấy trí tưởng tượng của con người về sự hình thành của trời đất, sông núi, và tín ngưỡng, đức tin của con người dành cho thần linh.

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Thần trụ trời

Chuyện kể rằng, từ xa xưa khi chưa có con người xuất hiện thì trời đất hỗn độn và chưa có sự phân chia. Bỗng một ngày có một người với sức khỏe phi thường đã một mình xây cột chống trời. Khi cột được xây càng cao thì bầu trời và mặt đất càng cách xa nhau. Đến khi mặt đất khô, bầu trời như cái bát úp và mặt đất hình vuông được hình thành. Thần phá cái cột trụ trời đi, đất đá từ cái cột được ném khắp nơi trên thế gian tạo thành những hòn đảo, những dãy núi cao, những đồng bằng, những ao hồ, sông suối như ngày nay. Chính vì vậy hiện nay trên mặt đất có chỗ lồi chỗ lõm. Sau đó các thần còn lại tiếp tục thực hiện công việc dang dở để tạo thành mặt đất như hiện nay. 

Không chỉ tồn tại câu truyện thần thoại mà dân gian còn lưu giữ những câu hát cho đến ngày nay.

Ông đếm cát

Ông Tát bể

Ông kể sao

Ông Đào sông

Ông trồng cây

Ông xây núi

Ông trụ trời

Con người vốn dĩ luôn có hứng thú, khao khát tìm hiểu về những câu chuyện có yếu tố huyền bí, kì ảo. Truyện “Thần trụ trời” được sáng tạo bởi các yếu tố kì ảo, hoang đường nhưng chính những yếu tố ấy đã tạo nên sự lí thú, cuốn hút cho câu chuyện. Chủ đề của truyện không chỉ lôi cuốn người đọc bởi sự thần kì, huyền ảo mà còn giúp người đọc hiểu được suy nghĩ và chí tưởng tượng của tổ tiên về thế giới những buổi đầu sơ khai. Hiểu rõ hơn về tín ngưỡng, khao khát muốn khám phá và lí giải thiên nhiên của những con người nhỏ bé. 

Những quan niệm của người xưa về các vị thần tạo dựng thế giới vốn không có tính thực tế và đã đi ngược lại với các yếu tố khoa học nhưng lại không thể phủ nhận sự tồn tại của những tình tiết trong câu chuyện là có thật. Dùng yếu tố không có thật để giải đáp cho những sự vật hiện tượng vốn đã hiện hữu trên thực tế khiến trí tò mò, tư duy sáng tạo của con người được kích thích.

Câu truyện là một trong những tác phẩm dân gian lí giải về cội nguồn của nhân loại. Với chủ đề và các hình thức nghệ thuật không chỉ đáp ứng cho người học về mặt giải trí, tinh thần mà câu chuyện còn mang lại những giá trị cốt lõi khi lưu giữ những quan niệm của người Việt cổ để hậu thế được tìm hiểu, được biết rõ hơn về cách nhìn nhận, cách sáng tạo và tư duy của tổ tiên.

 Mang nội dung chủ yếu nói về nguồn gốc tạo dựng nên nhân gian, cũng chính vì thế mà câu chuyện cũng góp phần xây dựng một truyền thống, một nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng .Bên cạnh đó hình tượng nhân vật chính là các vị thần cũng trở nên gần gũi, là chỗ dựa tinh thần và gắn liền với đời sống văn hóa của dân tộc ta. 

 

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question