image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài hát Mái trường mến yêu của Lê Quốc Thắng

icon-time12/12/2023

Mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm sâu sắc, không bao giờ quên ở mái trường, thầy cô và bạn bè. Hãy cùng Topbee làm rõ hơn vấn đề đó qua Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài hát Mái trường mến yêu của Lê Quốc Thắng nhé!


Dàn ý Nghị luận phân tích giá trị bài hát “Mái trường mến yêu”

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Nêu vấn đề nghị luận

b. Thân bài:

- Tác giả giới thiệu khung cảnh xung quanh ngôi trường mến yêu của mình

- Bày tỏ niềm xúc động sâu sắc với công lao, sự hi sinh to lớn của thầy cô

- Những kỉ niệm khó quên của tuổi học trò

c. Kết bài:

- Kết luận vấn đề 


Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của bài hát Mái trường mến yêu của Lê Quốc Thắng

Tác giả Lê Quốc Thắng sinh năm 1962 tại Sài Gòn, ông là giám đốc trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, Ủy viên BCH Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam. Là nhạc sĩ với nhiều bài hát thiếu nhi nổi tiếng như: Búp bê bằng bông, Mái trường mến yêu, Phố xa, Thanh niên tình nguyện, Tình xanh, Tháng năm êm đềm, Khúc hát yêu thương, Nét duyên thầm,... Và bài hát để lại ấn tượng cho em nhiều nhất là “Mái trường mến yêu”. Là khúc hát thể hiện tình cảm của học sinh đối với thầy cô kính yêu và mái trường của mình: “Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu… Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời.”

Tác giả đã giới thiệu khung cảnh xung quanh ngôi trường với những hình ảnh: “hàng cây xanh thắm”, “loài chim hót vang”, “bình minh hé sáng phố phường ngủ yên”, “giọt sương long lanh”. Là những hình ảnh cụ thể, chung nhất mà mái trường nào cũng có, nhằm giúp người nghe, người hát có thể thấy được bản thân của hiện thân trong bài hát trên. “Hàng cây xanh” che chở, ôm ấp cho những thế hệ học sinh học hành vất vào những buổi trưa hè nóng nực. Giải tỏa cảm xúc, mệt mỏi sau những bài học là chú chim hót vang trên cành hè,… những trải nghiệm ấy thật tuyệt vời đối với mỗi thế hệ học sinh và sẽ trở thành những ký ức đẹp đẽ trong sâu thẳm con tim mình.

Tiếp theo, tác giả bày tỏ sự xúc động với sự hi sinh to lớn của người thầy đối với bao thế hệ học sinh. Có biết bao nhiêu học sinh đã thành công nhờ sự dìu dắt giúp đỡ của thầy cô giáo. Thầy cô tiếp lửa tri thức, tiếp lửa ước mơ, tiếp thêm động lực cho học sinh vững bước vào đời, công lao của thầy cô không từ ngữ nào có thể kể hết được. Câu hát “cho từng ánh mắt trẻ thơ” nói lên tình yêu nghề, sự nhiệt huyết của thầy cô với những đứa trẻ non nớt, còn biết bao nhiêu là sự khờ dại. Tục ngữ đã khẳng định: “không thầy đố mày làm nên” quả đúng là vậy! Tình yêu của thầy cô được đem so sánh với “thời gian trôi”, “dòng sông lượn sóng” là những thứ luôn chảy trôi theo dòng tuyến tính, lắp đi lặp lại và không  ngừng nghỉ như công ơn bao la, rộng lớn và sự hi sinh của biết bao thế hệ “người lái đò tri thức”

Mái trường là nơi chứa đựng biết bao kỉ niệm thời học sinh tuyệt vời, nơi giữ lại những khoảnh khắc ngây ngô, hồn nhiên của những đứa trẻ mới lớn. Là nơi ghi lại khoảnh khắc ta biết nắn nót những dòng chữ đầu tiên, là nơi đánh dấu tuổi 17 biết bao mơ ước tuổi trẻ, là nơi có cô cậu học trò lén lút gửi thư trong giờ,… những kỉ niệm ấy sẽ chẳng bao giờ bắt gặp ở đâu nữa. Thứ tồn tại duy nhất là hàng cây, tiếng chim hót vang, là kỉ niệm,…

Qua bài hát “Mái trường mến yêu” ta rút ra được rất nhiều giá trị đặc sắc và càng cảm thấy biết ơn các thầy cô – người cha mẹ thứ 2 luôn dìu dắt, bao dung với những dại dột tuổi trẻ. Ta còn cảm nhận được tình cảm yêu thương đặc biệt của tác giả dành cho mái trường của mình. Chắc hẳn phải là một người nghệ sĩ tài tình thì mới có thể miêu tả rõ nét hình ảnh ngôi trường trong tim của mỗi người.

Hoàng Khánh Nhi
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question