image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

icon-time9/10/2023

Đất nước phát triển, tuyến đường, phương tiện ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhà nào cũng trang bị cho mình ít nhất một chiếc xe. Nhưng không phải ai cũng tuân thủ nghiêm ngặt luật an toàn giao thông, kể cả học sinh lẫn người lớn dẫn tới rất nhiều tai nạn giao thông thảm khốc thế nên hãy cùng Topbee đến với bài viết Nghị luận tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông nhé.

Nghị luận tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Nghị luận tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Thế giới đang ngày càng phát triển, công nghệ, kĩ thuật cũng được nâng cấp, theo đó sự xuất hiện của những chiếc xe đạp điện tiện ích, trở nên quen thuộc thuận lợi cho việc di chuyển của học sinh. Chính vì thế số lượng học sinh sử dụng phương tiện giao thông trở nên đông đảo hơn, đi khắp nẻo đường cũng  có thể gặp được những chiếc xe đó, tới các thành phố và điểm trường học thì thấy nhiều hơn nữa. Bởi lẽ điều cũng trở thành một phần của vấn nạn về an toàn giao thông – vốn luôn là bức bối lớn đối với nhà nước cũng như xã hội suốt những năm qua. 

Tai nạn giao thông gây ra thiệt hại về sinh mạng, thiệt hài về nhân lực, trí tuệ  gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Điều đó đã và đang đặt ra cho toàn xã hội đặc biệt là thế hệ trẻ làm thế nào để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, giảm thiểu được những tai nạn không đáng có. 

Mọi thói quen đều phải được học từ nhỏ, nó sẽ thấm nhuần vào trong não bộ, theo bản thân đến hết phần đời còn lại. Vậy nên để học sinh có thể nắm bắt được những luật lệ và tác hại của việc tham gia giao thông, thì không chỉ có mỗi trường học giảng dạy mà còn cần có sự quan tâm đặc biệt của phụ huynh, các ban ngành liên quan từ sớm. Không riêng gì những học sinh di chuyển bằng xe đạp điện, xe máy, ngay cả những học sinh đi bằng chiếc xe đạp bình thường hoặc đi bộ thì đều phải nắm được, chấp hành luật an toàn giao thông và trang bị cho mình những vốn kiến thức để không trở thành kẻ gây ra tai nạn hay nạn nhân. 

Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá cho học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 

Học sinh cũng cần phải tích cực, chăm chỉ, chú ý tiếp thu thông tin qua các buôi học luật được tổ chức và chủ động tìm hiểu thêm qua sách, mạng. Luôn tuân thủ nghiêm ngặt luật an toàn giao thông, không đi xe máy khi chưa đủ tuổi chưa có bằng lái xe. Đủ 18 tuổi thì thi lấy bằng lái, đi xe luôn đội mũ, đi với tốc độ vừa phải, đi đúng làn đường không lạng lách đánh võng. Tuyên truyền cho các bạn học xung quanh cũng như người thân khi tham gia giao thông, bởi mạng sống chỉ có một, ai cũng muốn mình thật lành lặn không khuyết thiếu bộ phận nào. 

Nhưng trong thể hệ trẻ vẫn có những người ích kỷ, coi thường tính mạng của bản thân cũng như những người vô tội khác. Lái xe với tốc độ cao, lạng lách đánh võng, nẹt pô rú ga, coi đó như là sự thể hiện bản lĩnh, một thú vui tầm thường, thỏa mãn cái thú tính của bản thân, còn phảng phất sự tự hào qua tiếng cười, hú hét mỗi khi đua xe trên đường. Để rồi đến khi bản thân gặp sự cố tai nạn bất ngờ vẫn không từ bỏ cái thói quen xấu ấy, những hành động đó chỉ cho thấy được sự thiếu học, không quan tâm đến bản thân cũng như gia đình và những người xung quanh, mọi hành vi mà thành phần giới trẻ đó làm đều ẩn chứa mọi nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra.

Thế nên để vấn nạn tai nạn giao thông giảm đi, thế hệ trẻ chính là học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, là nhân lực cống hiến cho sự phát triển của nước nhà. Chúng ta cần phải nghiêm túc, chấp hành quy định khi tham gia giao thông mà các ban ngành cũng như nhà trường phổ biên, trân trọng cuộc sống tốt đẹp bên người thân gia đình bạn bè, không để bản thân cũng như các bạn học sa ngã hùa theo những thú vui mới lạ có thể lấy đi mạng sống của chúng ta bất cứ lúc nào.
 

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question