Nghị luận về đặc sắc nghệ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện Lụm còi
image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận về đặc sắc nghệ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện Lụm còi

icon-time4/10/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Mỗi người trong chúng ta đều có hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai, nhưng điểm chung lại luôn muốn hướng đến một hạnh phúc trọn vẹn. Tác phẩm “Lụm còi” như một cuộn phim chiếu lên những mong ước nhỏ nhoi, về niềm hi vọng, khát khao tình yêu thương, hạnh phúc dưới vòng tay của cha mẹ và học cách trân trọng cuộc sống mình đang có. Sau đây, hãy cùng với Topbee đến với bài viết Nghị luận về đặc sắc nghệ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện Lụm còi nhé!.

Nghị luận về đặc sắc nghệ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện Lụm còi

Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ của mảnh đất Cà Mau xinh đẹp, với tài văn chương đem đến cho độc giả sự mềm mại, bình dị, gần gũi đậm chất Nam bộ. Các tác phẩm của nhà văn mang đẫm cái chất miền quê, tình của làng của đất xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng lại có sức hút đặc biệt lôi cuốn vì bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu về những mảnh đời bất hạnh có cuộc đời đầy éo le. Trong đó, truyện ngắn “Lụm còi”- một tác phẩm điển hình cho văn chương của Nguyễn Ngọc Tư đem đến dòng cảm xúc sâu lắng, bồi hồi cảm động cho người đọc qua nét nghệ thuật tự sự đặc sắc.

Nghị luận về đặc sắc nghệ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện Lùm còi

“Lụm còi” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai nhân vật “Tôi” và Lụm. Hai đứa trẻ, hai hoàn cảnh, hai cuộc sống đối lập nhau nhưng lại chia sẻ, đắp nặn cho nhau nghe những nỗi khổ tâm bên sau trong lòng mình như hai người bạn thân tri kỉ. Câu chuyện bắt đầu từ việc tôi bỏ nhà đi bụi vì bị ba đánh tội lấy tiền của mẹ đi chơi điện tử mà không xin phép. Lý do để rời nhà có chút bồng bột nhất thời nhưng vì nhân vật tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá giả, từ nhỏ đã được bố mẹ chiều chuộng, thương yêu nên khi bị đánh thì có chút tủi hờn, giận dỗi. Sau đó cậu bỏ lại bức thư cho mẹ để mẹ biết cậu đã đi bụi, rồi sắp xếp đồ bỏ vô túi rời đi, tính bỏ đi thật xa những nghĩ lại đi xa quá thì bố mẹ lại không tìm được mình, thế là cậu nhóc mười bốn tuổi đã quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại để khi bố mẹ tới nhà bà tìm thì sẽ gặp được cậu.

Cậu nhóc ngồi chờ ở đó đến khi ngủ thiếp đi mà vẫn không thấy bố mẹ tới đón mình nhưng ở đó cậu gặp được thằng Lụm hơn cậu một tuổi. Tuy lớn tuổi hơn song cậu bé đó lại có dáng người thấp bé lùn tịt, gầy ốm so với nhân vật tôi, hai cậu nhóc vừa gặp được đã “Phán xét” nhau để xem ai lớn hơn ai, ai to hơn ai, đây là những hành động ngốc nghếch của đám con trai nhưng lại là mở đầu giúp hai đứa gần gũi, hiểu thêm về đối phương.

Thằng Lụm hỏi tôi “Mầy đi đâu mà ngồi đây?”, khi câu nói cất lên, nhân vật tôi cũng dõng dạc mà trả lời với khí thể dũng cảm, tự hào nhận mình đi bụi. Nhưng nhận lại không phải lời khen hay sự động viên, cổ vũ mà là lời chê cười của Lụm. Tôi tức giận lắm nhưng khi hỏi tới lí do mà cậu nhóc đó ở đấy, tôi cũng phải sững lại bởi Lụm không phải bỏ nhà đi như tôi mà là ngồi chờ mẹ đến đón chờ từ khi nó bảy tuổi đến bây giờ, mẹ nó bỏ nó đi từ khi nó còn rất nhỏ, cái tuổi vẫn còn phải bú sữa mẹ để lớn, trong khi nhân vật tôi từ một tới bốn tuổi đã uống hết ba trăm mười lăm hộp sữa bột thì nó ăn ruột bánh mì để mà sống. Đối với Lụm đó không phải một câu chuyện buồn không thể kể, mà còn là niềm tự hào của chính bản thân nó, nó khỏe mạnh, dễ nuôi, cái gì cũng có thể ăn đấy chính là sự hi vọng khi mẹ ruột tìm đến cũng sẽ không thể chê nó kén chọn, yếu đuối.

Sau sự bỡ ngỡ của tôi, Lụm hỏi ngược lại về vấn đề ban đầu khiến cho cậu phải đi bụi, cậu kể chuyện mình bị đánh đòn, phóng đại cái thước bố đánh để làm cho người nghe mà phải gật đầu, tán thành với chuyện rời khỏi nhà. Nhưng thằng bé Lụm lại là người khác biệt, nó không cảm thấy chuyện này có gì là to tát, mà còn hâm mộ, ganh tị muốn có ba có má, bị rầy la cũng vẫn chấp nhận. “Mầy sướng thấy mồ, mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mầy ngu thì thôi đi” Câu nói của Lụm như thức tỉnh được nhân vật tôi, kéo cậu ra khỏi thế giới non nớt với những suy nghĩ bồng bột, khiến một đứa trẻ ngây ngô bỗng dưng phải nghĩ đến nếu có ông tiên đổi vị trí hai đứa thì cậu sẽ cảm thấy thật sự buồn bực, cô đơn, không còn người quan tâm, chăm sóc, lủi thủi một mình chỉ có thể nhìn gia đình người khác hạnh phúc. Chợt nhân vật tôi nhớ đến ly sữa mẹ pha mỗi tối, những câu hỏi han của mẹ, bình thường thì những lời nói đó sẽ gây khó chịu vì sự quan tâm thái quá nhưng giờ phút này đây, nó làm cậu nhớ đến gia đình, hối hận vì bản thân mình bỏ đi, nỗi lo lắng vì bị bỏ rơi như Lụm khiến tôi bây giờ sợ hãi.

Trước đó chỉ nghĩ bản thân mình sẽ được bố mẹ tìm kiếm nhưng giờ lại sợ bố mẹ sanh thêm em, bỏ rơi cậu, chỉ trong một thời gian ngắn mà dường như biết bao cái gọi là “lỡ như” ùa vào. Khung cảnh cuối của chuyện kết thúc với hình ảnh cha mẹ tôi tìm được cậu, trách móc cái suy nghĩ trẻ con dại dột ấy rồi đưa cậu về nhà, chỉ có mình thằng Lụm còn đứng tại chỗ nhìn theo gia đình ba người hạnh phúc mà rơi nước mắt. Khóc vì vui mừng cho người bạn mới gặp đã được cha mẹ tìm về, khóc cho số phận cô đơn, buồn tủi, ghen tị chỉ có thể tiếp tục đứng đây cho vô vọng, nhưng lại sót niềm mong mỏi mẹ mình sẽ về đây tìm được mình.

Tác phẩm kết thúc, khép lại một câu chuyện đầy ý nghĩa, nhân văn, xúc động, hình ảnh đối lập của hai bạn nhỏ làm bật lên, rõ ràng về hoàn cảnh tình huống đáng thương của nhóc Lụm, thương cho số phẩn hẩm hiu cậu bé trong truyện, bị người mẹ sinh ra bỏ rơi, cuộc sống bấp bênh, ngoại hình bị cái hiện thực làm cho thay đổi, tuy phải hứng chịu nỗi đau đó xong vẫn nuôi cho mình hi vọng, niềm tin mẹ sẽ quay về đón mình đi.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nghệ thuật tự sự, với ngôi kể thứ nhất, thành công khắc họa nên câu chuyện cảm động và về những suy nghĩ, tâm tư, hành động của nhân vật tôi, bộc lộ tính khí trẻ con, ngây ngô mà trong sáng, dưới góc nhìn của cậu, Lụm cũng xuất hiện như ánh sáng chỉ dẫn cho cậu bé đến nơi mà cậu chưa bao giờ có thể ngờ tới, luôn hi vọng vào một tương lai tươi sáng, hạnh phúc, không bị chôn vùi trong sự hận thù, hận vì người mẹ chưa bao giờ gặp đã bỏ rơi mình. Cuộc sống của chúng ta hiện tại tốt đẹp biết bao, sống hạnh phúc dưới vòng tay bao bọc của cha mẹ, chưa phải lo cơm ăn áo mặc, nhưng xung quanh ta vẫn còn có những người tốt bụng, người bạn có cuộc sống khổ cực hơn muốn được như ta mà chẳng thể, vậy nên hãy luôn trân trọng cuộc sống mà mình đang có, đừng chỉ vì chút giận dỗi nóng nảy mà sau này sẽ phải hối hận.

Bài Làm của bạn Bình An - Học sinh chuyên văn trường Chuyên cấp 3 Hùng Vương

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question