image hoi dap
image hoi dap

Nghiên cứu so sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp (Héc to) và sử thi Ê-đê (Đăm Săn)

icon-time20/11/2023

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện trọng đại của quá khứ hay đời sống văn hóa, lịch sử của một cộng đồng. Sau đây, hãy cũng Topbee Nghiên cứu so sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp (Héc to) và sử thi Ê-đê (Đăm Săn), để hiểu thêm về nguồn gốc và dấu ấn văn hóa ở hai nền văn hóa Hy Lạp và Ê-đê nhé! 


Dàn ý Nghiên cứu so sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp (Héc to) và sử thi Ê-đê (Đăm Săn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại sử thi

- Vào đề: So sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp (Héc to) và sử thi Ê-đê (Đăm Săn)

2. Thân bài

 a. Giống nhau

- Nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm

- Nhân vật mang tầm vóc vĩ đại, cao lớn

- Phẩm chất cao quý và tài năng phi thường

- Lí tưởng sống cao đẹp

- Sử dụng nhiều từ ngữ cổ xưa, yếu tố thành ngữ, tục ngữ

- Ngôn từ và văn học dân gian

→ Đều là nhân vật đại diện cho thẩm mỹ, là bộ mặt, niềm tin và sức mạnh của một cộng đồng

 b. Khác nhau

- Sử thi Hi Lạp (Héc to)

 + Là nguồn cảm hứng chiến đấu cho cả đồng minh và quân đội

 + Đặt Héc to trong hoàn cảnh lựa chọn giữa lợi ích cộng đồng và cá nhân

 + Yếu tố tình cảm gia đình

 + Các biến cố trong sử thi đều là những biến cố lớn, có ý nghĩa thay đổi lớn lao, quy mô lớn, ảnh hưởng tới cả dân tộc, đất nước.

→ Anh hùng luôn sống vì dân tộc, đất nước

- Sử thi Ê-đê (Đăm Săn)

 + Một anh hùng mang trong mình những hoài bão, khát vọng lớn lao, muốn tự mình chinh phục

 + Không nói nhiều đến các yếu tố ngoại cảnh, mâu thuẫn gia đình, xã hội hay sự hy sinh vì lợi ích dân tộc mà phần lớn là tập trung vào thể hiện nhân vật chính qua ngoại hình, sức mạnh phẩm chất

 + Còn thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, tôn kính, thán phục về tài năng và phẩm chất của người anh hùng cộng đồng

→ Vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh của núi rừng, rất nhân nghĩa và hào kiệt

3. Kết bài

- Khẳng định là giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm và thể loại sử thi

- Nêu cảm nghĩ của bản thân

Nghiên cứu so sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp (Héc to) và sử thi Ê-đê (Đăm Săn)

Nghiên cứu so sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp (Héc to) và sử thi Ê-đê (Đăm Săn)

Sử thi là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ sĩ và những nhà nghiên cứu văn hóa, đồng thời còn là cầu nối giữa thế hệ trẻ và truyền thống, giúp họ hiểu rõ về nguồn gốc và giá trị của mình. Mỗi một câu truyện sử thi đều mang dấu ấn văn hóa của cộng đồng sáng tác, từ cách xây dựng nhân vật đến cách diễn đạt sự kiện. Hình tượng nhân vật trong sử thi được miêu tả và ca ngợi một cách hoành tráng, họ không chỉ là một người anh hùng dũng cảm, mà còn là biểu tượng cho những giá trị nhân văn và có ý nghĩa biểu tượng cao. Ta có nhận dễ dàng nhận ra hình tượng anh hùng ấy ở hai sử thi Hi Lạp (Nhân vật Héc-to trong sử thi Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác) và sử thi Ê-đê (Nhân vật Đăm Săn trong sử thi Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời).

Ở hai sử thi đều lấy nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm, có ngoại hình và tầm vóc vĩ đại, cao lớn. Đặc biệt nhân vật anh hùng cũng chính là đại diện mang vẻ đẹp, tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ ở mỗi cộng đồng. Không những được miêu tả ở vẻ đẹp ngoại hình, các nhân vật còn mang cho mình những phẩm chất cao quý và tài năng phi thường. Ở họ luôn hiện lên lòng dũng cảm, kiên cường, dám đấu tranh để dành quyền lợi tốt cho mình hay của dân tộc mà không sợ khó khăn hay thất bại. Bên cạnh đó các anh hùng đều mang trong mình một lí tưởng sống, khát vọng lớn lao, cao cả vì họ luôn là bộ mặt, là niềm tin và sức mạnh của một tập thể, một bộ lạc, một thời đại. Nhờ vào ngoại hình xuất chúng, cao lớn, vững chắc, ý chí kiên cường, lí tưởng sống cao đẹp mà họ luôn mang về những chiến công hiển hách, mang một ý nghĩa quan trọng và hạnh phúc cho một cộng đồng. Đặc biệt, ở hai tác phẩm còn sử dụng nhiều từ ngữ cổ xưa, yếu tố thành ngữ, tục ngữ và ngôn từ, văn học dân gian càng tăng thêm tính dân tộc và cộng đồng trong hai tác phẩm. Bên cạnh đó, hai nhân vật Héc to và Đăm Săn đều mang một vị trí quan trọng đối với cộng đồng, đều là những người tướng lĩnh, đứng đầu một cộng đồng, nhận được sự tôn kính, nể phục, tin tưởng của nhân dân.

Nghiên cứu so sánh hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Hi Lạp (Héc to) và sử thi Ê-đê (Đăm Săn)

Nhân vật Héc to là người anh hùng vĩ đại và vô cùng quan trọng trong cuộc chiến tranh Troja. Trong cuộc chiến, sự mạnh mẽ và tài năng chiến trận của anh là nguồn cảm hứng chiến đấu cho cả đồng minh và quân đội Troja. Tác phẩm luôn đặt Héc to trong hoàn cảnh lựa chọn giữa lợi ích cộng đồng và cá nhân để từ đó hiện lên phẩm chất cao quý của một anh hùng luôn sống vì dân tộc, đất nước. Bên cạnh đó sử thi còn nhắc đến yếu tố tình cảm gia đình, một phần quan trọng trong hình tượng của nhân vật Héc to. Bên cạnh là một anh hùng chiến binh mạnh mẽ, anh còn là một người anh, người chồng, người cha tuyệt vời, luôn mang trong mình tình thân, lòng trung hiếu, trách nhiệm với gia đình. Các biến cố trong sử thi đều là những biến cố lớn, có ý nghĩa thay đổi lớn lao, quy mô lớn, ảnh hưởng tới cả dân tộc, đất nước. Hình tượng Héc to được kết nối với tình yêu và lòng trung thành. Sự tận tâm của anh đối với gia đình là biểu tượng cho tình yêu bền vững và sự hy sinh, can đảm của anh biểu tượng cho tấm lòng của một anh hùng luôn sống vì quê hương, dân tộc. Hình tượng nhân vật anh hùng Héc to trong sử thi Hi Lạp không chỉ là một chiến binh mạnh mẽ mà còn là một người có tâm hồn cao quý, yêu thương gia đình, hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc sống. 

Khác với hình tượng nhân vật anh hùng ở sử thi Hi Lạp là vị anh hùng sống vì dân tộc, luôn mang trong mình trọng trách quan trọng với cộng đồng, mà nhân vật anh hùng ở sử thi Ê-đê – anh hùng Đăm Săn hiện lên là một anh hùng mang trong mình những hoài bão, khát vọng lớn lao, muốn tự mình chinh phục. Vị anh hùng có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù, luôn chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, tác phẩm không nói nhiều đến các yếu tố ngoại cảnh, mâu thuẫn gia đình, xã hội hay sự hy sinh vì lợi ích dân tộc mà phần lớn tập trung vào thể hiện nhân vật chính qua ngoại hình, sức mạnh, phẩm chất. Nhân vật Đăm Săn được mô tả như một vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh của núi rừng, rất nhân nghĩa và hào kiệt. Đồng thời, còn thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, tôn kính, thán phục của nhân dân về tài năng và phẩm chất của người anh hùng cộng đồng. Nhân vật Đăm Săn không chỉ là một chiến binh anh hùng mà còn là biểu tượng cho sự tương tác giữa con người và tự nhiên trong nền văn hóa Ê-đê.

Qua hai hình tượng nhân vật anh hùng ở hai sử thi, có thể thấy nhân vật anh hùng luôn mang một tầm vóc vĩ đại và lí tưởng cao đẹp: lòng dũng cảm, kiên cường, bất khuất, không ngại khó khăn,… Mỗi một hình tượng nhân vật ở sử thi đều là biểu tượng cho khát khao, niềm tin, sức mạnh của một cộng đồng về cuộc sống bình yên, ấm no, yên vui.

Phùng Bảo Ngọc
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question