Nhân hóa (là gì, ví dụ, bài tập, tác dụng, sơ đồ tư duy)
image hoi dap
image hoi dap

Nhân hóa (tác dụng, cách nhận biết, sơ đồ tư duy)

icon-time16/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Nhân hóa (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Nhân hóa đạt điểm cao trong bài tập làm văn.


Nhân hóa là gì ?

- Khái niệm: Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, cảm tính của con người. Biến những vật vô tri vô giác trở lên có hồn và có suy nghĩ giống con người.


Phân loại nhân hóa

- Sử dụng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật: Bình thường ta gọi tên các sự vật, con vật, đồ vật nhưng khi sử dụng phép nhân hóa thì có thể thay cách gọi vật bằng các đại từ chỉ người như tím, chú, chú, bác, ông, bà… 

- Sử dụng từ ngữ miêu tả cử chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: Là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, nhằm tạo nên nhiều tầng nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn hay ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn. Đối với việc miêu tả sự vật, có thể miêu tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, hình dáng, tính cách…

- Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô của người như với vật: Trò chuyện với một sự vật như con người, qua đó làm cho tình cảm giữa con người và đồ vật thân mật hơn, gần gũi hơn.


Ví dụ minh họa về nhân hóa

- Cô ong mật miệt mài làm việc không ngừng nghỉ.

- Ông sao chiếu sáng cả bầu trời đêm.

- Các chị hoa thi nhau đua nở khoe sắc.

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”


Tác dụng của nhân hóa

- Sự vật, đồ vật qua phép nhân có thể biểu hiện được các suy nghĩ hay bày tỏ thái độ, tình cảm như con người

- Giúp các tác phẩm trở nên có hồn, hấp dẫn và sống động hơn. Khiến tác giả có thể được trọn vẹn cảm xúc, câu từ, cũng như lối diễn đạt được hay hơn, logic hơn.

- Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật vô tri vô giác đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ con người, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân mật hơn.


Cách nhận biết

- Để nhận biết biệp pháp tu từ nhân hóa ta cần thực hiện các bước dưới đây:

+ B1: Tìm ra dấu hiệu bao gồm loài vật, sự vật, đồ vật, hiện tượng, … được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa.

+ B2: Nêu ra tác dụng của những từ ngữ nhân hóa đó.

+ B3: Khi miêu tả sự vật sẽ khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

+B4: Khi bộc lộ tư tưởng, tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đối với các loài vật, đồ vật, …làm cho mối quan hệ giữa người và vật gần gũi hơn.


Sơ đồ tư duy của nhân hóa

Sơ đồ tư duy của nhân hóa

Bài tập vận dụng

Câu 1: Đặt câu nhân hóa về con vật và phân tích phép nhân hóa đó

Lời giải:

Dê con vui mừng khi thấy một bãi cỏ xanh non.
- “vui mừng” dùng diễn tả tâm trạng vui sướng, hạnh phúc của con người nhưng trong câu này lại được dùng cho dê con, biến một con vật vô tri, vô giác trở thành đối tượng có tình cảm.

Cô họa mi hát líu lo trong cảnh mùa xuân.
- “ hát” là hành động của con người, ở đây được sử dụng cho chim họa mi giúp cho câu văn thêm hấp dẫn hơn. Ngoài ra còn sử dụng cách xưng hô thường chỉ gọi người là “cô”, khiến cho loài động vật này trở nên gần gũi với chúng ta hơn.

Chim công non thật đỏm dáng làm sao!
- “đỏm dáng” dùng để diễn tả vẻ đẹp hào nhoáng, thích chăm lo vẻ ngoài của các anh chàng, nhưng trong câu lại dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương và sặc sỡ của chim công.

Câu 2: Tìm 5 câu thơ có sử dụng phép nhân hóa

Lời giải:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kề chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

- Tác giả đã nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người, nhằm mục đích bộc lộ tình cảm giống với con người.

“Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân”

- Sử dụng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người, để gọi và tả đồ vật như các từ: “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân”  giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn và có hồn hơn.

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

- Trong đoạn thơ này, người viết đang độc thoại với chính bản thân về nỗi buồn nhớ quê hương, nhưng để làm cho câu thơ trở nên thu hút và sinh động hơn thì tác giả trò chuyện với con nhện như một con người. Hình ảnh như có thêm sức gợi hơn và nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

Trong câu thơ này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người để nói về những hoạt động của con mèo như: đi học, mang bút chì, mang mẩu bánh mì. Nhằm mục đích giúp câu thơ trở nên quen thuộc và sinh động hơn.

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”

Trong câu thơ này, tác giả trò chuyện, xưng hô với núi như với con người, nó khiến cho hình ảnh dãy núi trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với con người. Từ đó giúp tác giả bày tỏ tình cảm một cách kín đáo hơn.

Câu 3: Hãy nêu ra và trình bày tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

“Bến cảng lúc nào trông cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy trên mặt nước. Xe anh, xe em thì tíu tít nhận hàng về rồi chở hàng ra. Tất cả đều rất bận rộn.”

Lời giải:

- Các từ ngữ đã sử dụng phép nhân hóa ở đây gồm: đông vui, xe em, xe anh, tàu mẹ, tàu con, bận rộn.

- Tác dụng của biện pháp nhân hóa trên giúp quan cảnh của bến tàu trở bên sinh động hơn, giúp người đọc và người nghe hình dung ngay trước mắt được cảnh nhộn nhịp của các phương tiện giao thông ở đây.

Câu 2: Cho các từ sau: chiếc bút, tán lá xanh, chú cún con. Em hãy đặt câu với những từ nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

Lời giải:

Chị bút đồng hành cùng tôi suốt 1 năm qua.

Tán lá xanh đung đưa theo nhịp điệu của làn gió.

Chú cún con mừng rỡ mỗi khi em đi học về.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question