Nhân vật Chí Phèo (trước khi gặp Thị Nở, trước khi vào tù, sau khi ra tù)
image hoi dap
image hoi dap

Nhân vật Chí Phèo (trước khi gặp Thị Nở, trước khi vào tù, sau khi ra tù)

icon-time1/1/2024

Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc cùng tên của nhà văn Nam Cao. Dưới đây là bài văn phân tích nhân vật Chí Phèo.


1. Chí Phèo là ai có thật không?

- Giới thiệu khái quát về sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo

+ Chí Phèo xuất hiện bằng tiếng chửi “ Hắn vừa đi vừa chửi”. Chí “ chửi trời, chửi đất, chửi cả làng Vũ Đại: “ Hắn vừa đi vừa chửi”. Chí “ chửi trời, chửi đất, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn”

-> Đó là một tiếng chửi vật vã đau đớn của một thân phận nhận ra được bị kịch của chính mình.

+ Đáp lại tiếng chửi của Chí là “ tiếng chó cắn lao xao”.

-> Chí Phèo là nhân vật có thật trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo của nhà văn Nam Cao


2. Đặc điểm NV Chí Phèo trước khi vào tù

+ Ngay từ khi mới sinh ra Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ. Rồi Chí được người trong làng nhặt về nuôi.

+ "hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến”.

->  Tuổi thơ của anh sống trong bất hạnh tủi cực

+ khi bị vợ Bá Kiến gọi vào xoa bóp chân, hắn thấy nhục hơn là thấy thích. 

+ Anh có 1 ước mơ nhỏ “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn mua làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”

-> Đó  là một ước mơ lương thiện.

+ Bi kịch của Chí: Chỉ vì một cơn ghen vu vơ của bá Kiến, chí đã bị bỏ tù.
-> Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay, biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh, lương thiện thành một kẻ lưu manh, tội đồ.


3. Đặc điểm NV Chí Phèo sau khi vào tù

+ Sau bảy tám năm ra tù, cái đầu trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết..  cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế” 

-> Từ một người nông dân hiền lành, Chí trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, đối lập với người dân làng Vũ Đại, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

+ Hắn làm việc trong lúc say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say,... 

-> Cuộc sống của Chí bị bóp nghẹt, người nông dân bần cùng hóa đến lưu manh, trở thành kẻ ác


4. Đặc điểm nhân vật Chí trước khi gặp Thị Nở

+  hắn chợt nhận ra ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe thấy được tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người dân đi chợ bán vải về .

-> Những âm thanh quen thuộc nhưng nay Chí mới nghe thấy, mới cảm nhận được.

+ hắn nhận ra cái đói rét , tuổi già, ốm đau và sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

+ Bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật độc đáo, làm sống lại con người trong Chí. 

+ Trước kia, muốn ăn gì uống gì là hắn phải rạch mặt ăn vạ thì mới có nhưng hôm nay mọi việc đã thay đổi. Mắt hắn ươn ướt, hơi cháo hành phảng phất phục sinh phần người trong Chí.

+ Nhìn Thị hắn như muốn khóc, hắn thấy lòng trẻ còn và muốn làm nũng với Thị … để rồi Thị phải thốt lên"Ôi! Sao mà hắn hiền thế

+ Chí thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người. Hắn khao khát cuộc sống hạnh phúc với Thị “ Hay là mình sang đây với tớ ở một nhà cho vui”. 


5. Đặc điểm Phân tích nhân vật Chí sau gặp Thị Nở

+ Lời nói cay nghiệt của bà cô Thị  “ Ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo”

-> Cánh cửa cuộc đời vừa mở ra trước mắt Chí nhưng cũng đóng sầm lại ngay

+ Chí Phèo tìm đến rươu -> Lần này khác với những lần trước, rượu không làm cho Chí say mà nó làm cho Chí tỉnh hơn. Càng uống Chí càng tỉnh, càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình

+ Trong đầu anh định sẽ vác dao đến nhà con khọm già và con đĩ Nở, những sự ý thức về thân phận và bi kịch đã đưa Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Chí nhận ra người đẩy mình vào tột cùng như bây giờ đó chính là Bá Kiến. Chí đến đòi quyền làm người "Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện…”.

+  Chí đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi kết liễu cuộc đời tên cáo già Bá Kiến.

- Đánh giá giá trị nghệ thuật:

+  Tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

+  Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt tự nhiên phóng túng. 

+ Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh…


6. Dàn bài phân tích nhân vật Chí Phèo (trước khi gặp Thị Nở, trước khi vào tù, sau khi ra tù)

1. Mở bài: Khái quát chung về nhân vật Chí Phèo

2. Thân bài:

- Khái quát về tác giả Nam Cao (sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật,...)

- Khái quát về tác phẩm Chí Phèo (hoàn cảnh sáng tác, nội dung,...)

- Giới thiệu khái quát về sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo

+ Chí Phèo xuất hiện bằng tiếng chửi “Hắn vừa đi vừa chửi”. Chí “chửi trời, chửi đất, chửi cả làng Vũ Đại

+ Đáp lại tiếng chửi của Chí là “tiếng chó cắn lao xao”.

- Phân tích NV Chí Phèo trước khi vào tù:

+ Ngay từ khi mới sinh ra Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ. Rồi Chí được người trong làng nhặt về nuôi.

+ Hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến”. 

+ khi bị vợ Bá Kiến gọi vào xoa bóp chân, hắn thấy nhục hơn là thấy thích. 

+ Chí cũng như bao người khác, anh ước mơ “ có một gia đình nho nhỏ….Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”. 

-> Đó  là một ước mơ lương thiện.

+ Bi kịch của Chí: Chỉ vì một cơn ghen vu vơ của bá Kiến, chí đã bị bỏ tù.

-> Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay, biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh, lương thiện thành một kẻ lưu manh, tội đồ.

- Phân tích NV Chí Phèo sau khi vào tù”

+ Sau bảy tám năm ra tù, “cái đầu trọc lóc,....cả hai cánh tay cũng thế”

+ Hắn làm việc trong lúc say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say,... 

- Phân tích nhân vật Chí trước khi gặp Thị Nở:

+ Hắn chợt nhận ra ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe thấy được tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người dân đi chợ bán vải về 

+ Hắn nhận ra cái đói rét, tuổi già, ốm đau và sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

+ Nhìn Thị hắn như muốn khóc, hắn thấy lòng trẻ còn và muốn làm nũng với Thị … để rồi Thị phải thốt lên"Ôi! Sao mà hắn hiền thế

+ Chí thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người. Hắn khao khát cuộc sống hạnh phúc với Thị “ Hay là mình sang đây với tớ ở một nhà cho vui”. 

- Phân tích nhân vật Chí sau gặp Thị Nở

+ Lời nói cay nghiệt của bà cô Thị  “Ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo”.

+ Chí Phèo tìm đến rươu

+ Chí đến đòi quyền làm người "Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện…”.

+  Chí đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi kết liễu cuộc đời tên cáo già Bá Kiến.

- Đánh giá giá trị nghệ thuật:

+ Tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

+ Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt tự nhiên phóng túng. 

+ Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh…

3. Kết bài: khái quát lại vấn đề.


7. Phân tích Nhân vật Chí Phèo (trước khi gặp Thị Nở, trước khi vào tù, sau khi ra tù)

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Một tác phẩm văn học đạt đến chuẩn mực của mực của cái đẹp sẽ vượt qua sự băng hoại của thời gian và mình nó không thừa nhận cái chết. Dù thời gian có trôi nhưng giá trị của tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao vẫn vẹn nguyên và tỏa sáng. Đến với tác phẩm, người yêu văn chương chắc hẳn sẽ không thể nào quên được hình tượng nhân vật Chí Phèo. 

Nhân vật Chí Phèo (trước khi gặp Thị Nở, trước khi vào tù, sau khi ra tù)

Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà đó là tiếng chửi “Hắn vừa đi vừa chửi”. Chí “chửi trời, chửi đất, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn”. Đó là một tiếng chửi vật vã đau đớn của một thân phận nhận ra được bị kịch của chính mình. Tuy nhiên, đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người. Cay đắng hơn nữa, đáp lại tiếng chửi của Chí là “tiếng chó cắn lao xao”. 

Lật lại trang đời của Chí, người đọc không sao cầm được nước mắt trước mắt một hoàn cảnh đáng thương. Ngay từ khi mới sinh ra Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng. Rồi Chí được người trong làng nhặt về nuôi. Tuổi thơ của anh sống trong bất hạnh tủi cực "hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến”. Đây là quãng thời gian tuổi trẻ đẹp nhất với biết bao lương thiện, bao mộng tưởng. Chí giàu lòng tự trọng, biêt ghét những gì đáng khinh, khi bị vợ Bá Kiến gọi vào xoa bóp chân, hắn thấy nhục hơn là thấy thích. Chí cũng như bao người khác, anh ước mơ “ có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn mua làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng”. Đó là một ước mơ lương thiện. Nhưng đau đớn thay, cái xã hội bất lương đã bóp chết ước mơ của anh. Chỉ vì một cơn ghen vu vơ của bá Kiến, chí đã bị bỏ tù. Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay, biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh, lương thiện thành một kẻ lưu manh, tội đồ.

Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá huỷ cả nhân tính đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù, Chí không còn là một anh canh điền hiền lành nữa. Chí giờ đây là một tên lưu manh với một nhân hình ghê gớm “ cái đầu trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết..  cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”  Từ một người nông dân hiền lành, Chí trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, đối lập với người dân làng Vũ Đại, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Từ đây, hắn sống bằng rượu, đã đập nát biết bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt  của biết bao người dân lương thiện. Hắn làm việc trong lúc say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say,... Cuộc sống của Chí bị bóp nghẹt, người nông dân bần cùng hóa đến lưu manh, trở thành kẻ ác.

Nhà văn Nam Cao không hề trách, giận Chí Phèo, bởi ông biết trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp của một con người lương thiện chỉ cần có một ngọn lửa tình yêu nhen nhóm nó sẽ bùng cháy mãnh liệt. Ấy là khi Thị Nở xuất hiện. Sự xuất hiện của Thị là nguồn sáng rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo, nó đánh thức trái tim lương thiện bao ngày bị vùi dập của Chí. 

Lần đầu tiên Chí tỉnh dậy, hắn chợt nhận ra ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe thấy được tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người dân đi chợ bán vải về. Đó là Những âm thanh quen thuộc nhưng nay Chí mới nghe thấy, mới cảm nhận được. Tất cả nó làm sống dậy ước mơ tuổi trẻ, khát vọng tuổi trẻ về một gia đình nho nhỏ của hắn. Rồi hắn nhận ra cái đói rét , tuổi già, ốm đau và sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Có lẽ, Chí đang nhận ra những việc mình đã làm và ân hận về nó.

Chính bàn tay ân cần của Thị cùng tình yêu đã khơi dậy tình người trong Chí Phèo. Bát cháo là liều thuốc thức tỉnh con quỷ dữ trong Chí. Khi mà cả làng Vũ Đại không chấp nhận Chí là con người thì Thị Nở đã giang rộng vòng tay để đón lấy anh. Nhìn bát cháo hành bốc khói, mà lòng Chí bâng khuâng. Trước kia, muốn ăn gì uống gì là hắn phải rạch mặt ăn vạ thì mới có nhưng hôm nay mọi việc đã thay đổi. Mắt hắn ươn ướt, hơi cháo hành phảng phất phục sinh phần người trong Chí. Nhìn Thị hắn như muốn khóc, hắn thấy lòng trẻ còn và muốn làm nũng với Thị … để rồi Thị phải thốt lên"Ôi! Sao mà hắn hiền thế!”... Thị không còn thấy sự hung dữ của Chí mà ngược lại Thị thấy hắn thật hiền. Cảm giác được yêu thương, chở chở đã làm sống dậy tình yêu trong con người Chí. Chí thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người. Hắn khao khát cuộc sống hạnh phúc với Thị “ Hay là mình sang đây với tớ ở một nhà cho vui”.  Từ một con quỷ dữ, nhờ tình thương của Thị nở, Chí thực sự trở lại làm người.

Nhưng bi kịch lại đến với Chí ngay cả một người xâu ma chê quỷ hờn như Thị cũng không thể đến với Chí. Lời nói của bà cô thị như gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt Chí “Ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo”. Cánh cửa cuộc đời vừa mở ra trước mắt Chí nhưng cũng đóng sầm lại ngay. Chí Phèo tìm đến rượu. Lần này khác với những lần trước, rượu không làm cho Chí say mà nó làm cho Chí tỉnh hơn. Càng uống Chí càng tỉnh, càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Chí đau đớn nghe thoang thoảng mùi cháo hành, rồi Chí ôm mặt khóc rưng rức. Trong đầu anh định sẽ vác dao đến nhà con khọm già và con đĩ Nở, những sự ý thức về thân phận và bi kịch đã đưa Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Chí nhận ra người đẩy mình vào tột cùng như bây giờ đó chính là Bá Kiến. Chí đến đòi quyền làm người "Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện…”. Câu hỏi chất chứa bao niềm đau xót. Cuối cùng, Chí đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi kết liễu cuộc đời tên cáo già Bá Kiến. Cái chết của Chí là lời tố cáo đanh thép xã hội vô nhân tính.

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt tự nhiên phóng túng. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh. 

Để làm nên thành công của tác phẩm trong việc xây dựng nhân vật, không thể không kể đến nghệ thuật phân tích tâm lý bậc thầy của Nam Cao, nghệ thuật kết cấu linh hoạt theo dòng tâm lý và sử dụng những đoạn độc thoại, đối thoại phù hợp. Ngòi bút của Nam Cao đã điển hình hóa một kiểu người, một số phận trong xã hội, để ngày nay Chí Phèo vẫn là cái tên đầu tiên khi người ta nhớ về Nam Cao.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question