Nói giảm nói tránh (ví dụ, tác dụng, sơ đồ tư duy, bài tập)
Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Nói giảm nói tránh (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Nói giảm nói tránh đạt điểm cao trong bài tập làm văn.
Nói giảm nói tránh là gì ?
- Theo sách giáo khoa khái niệm về nói giảm nói tránh chính là một thuật ngữ ngôn ngữ học dùng để chỉ những lời nói tinh tế và tế nhị làm giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.
Phân loại nói giảm nói tránh
- Dùng các từ Hán - Việt đồng nghĩa thay thế để tăng sự trang trọng, lịch sự và nhã nhặn cho câu văn.
- Để làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng, tránh các từ ngữ tiêu cực làm giảm cảm giác nặng nề thì nên sử dụng cách diễn đạt gián tiếp.
- Cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa làm giảm tính tiêu cực và thể hiện sự tôn trọng người đọc, người nghe.
- Sử dụng cách nói trống nhằm giảm tính chất đau buồn, chuẩn bị tâm lý cho người đọc, người nghe.
Ví dụ minh họa về nói giảm nói tránh
– “Dân làng vừa phát hiện một xác chết trên bờ đê cạnh bờ sông". Ta có thể thay thế từ “xác chết” bằng từ “thi thể” là cách sử dụng từ Hán Việt để giảm đi sự ghê sợ với người nghe hoặc người đọc.
- “Con chó đã chết do bị bệnh dịch”. Từ “chết” gợi sự ghê rợn, cảnh thô tục có thể được thay thế bằng từ “mất” để tạo cảm giác trang trọng hơn.
- “Hoa còn lười biếng trong việc tự giác” có thể chuyển thành “Hoa chưa được chăm chỉ trong việc tự giác”, giúp cách diễn đạt uyển chuyển và không gây xúc phạm người đối diện.
- “Chiếc váy này xấu lắm”. Từ “xấu” có thể thay thế bằng cách “không đẹp lắm” để giúp nhận xét trở nên tế nhị và dễ nghe hơn.
– "Ông ấy bị bệnh nặng lâu năm đã sắp chết rồi". Ta có thể thay thế bằng câu: Ông ấy bị bệnh nặng lâu năm khó qua khỏi đợt này.
Tác dụng nói giảm nói tránh
- Sau khi hiểu được định nghĩa chúng ta có thể thấy được nói giảm nói tránh không phải là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật mà một biện pháp tu từ không thể thiếu dễ cách diễn đạt được nhuần nhụy, lịch sự và nhẹ nhàng bớt phần nào. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của nói giảm nói tránh ta phần ví dụ cụ thể bên dưới như sau:
+ Ví dụ 1: “ Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Chia buồn cùng gia đình”. Bác sĩ đã sử dụng từ “Không qua khỏi’’ thay là từ là “chết”, “qua đời” để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.
+ Ngoài ra biện pháp nói giảm nói tránh còn được các nhà văn nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình. Quang Dũng đã sử dụng trong bài thơ Tây Tiến tròn câu: “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Nhà thơ khéo léo dùng từ “về đất” thay cho từ “chết” để giúp giảm nhẹ sự đau thương và vừa gợi cảm giác nhẹ nhàng xua đi bầu không khí u ám nặng nề.
+ Đứa bé kia bị mù. Ta có thể thay thế là “Đứa bé kia bị khiếm thị”. Cách sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.
Cách nhận biết nói giảm nói tránh
- Để nhận biết câu nói có chứa biện pháp nói giảm nói tránh thì câu đó chứa cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Sơ đồ tư duy của nói giảm nói tránh
Bài tập vận dụng
Câu 1: Thay các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong các câu sau:
a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.
b. Ông ta muốn anh đi khỏi nơi này.
c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.
d. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.
e. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.
g. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.
Lời giải:
a. Thay bằng từ “chết” bằng từ "qua đời"
b. Thay bằng cụm từ “không muốn nhìn thấy anh nữa”.
c. Thay bằng từ Hán Việt là “bảo vệ”.
d.Thay bằng từ ngữ “giúp việc”
e. Thay từ "điếc tai, mù mắt" thành “khiếm thính”, “khiếm thị”.
g. Thay cụm từ “ nghề nấu ăn” bằng “đầu bếp”
Câu 2: Tìm các biện pháp nói giảm nói tránh ở các câu sau và cho biết hiệu quả sử dụng chúng.
a. Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương.
(Nguyễn Du)
b. Bác đã lên đường, theo tổ tiên.
(Tố Hữu)
c. Bỗng loè chớp đỏ.
Thôi rồi, Lượm ơi!
(Tố Hữu).
d. Ông mất năm nào? Ngày độc lập,
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.
Bà về năm đói làng treo lưới,
Biến động, Hòn Mê giặc bắn vào.
(Mẹ Tơm, Tố Hữu).
Lời giải
a. Sử dụng từ “gẫy cành” để thay từ chỉ cái chết. Nói về cái chết khi còn quá trẻ, tuổi đang xuân, đẹp
- Làm giảm bớt sự đau buồn, thể hiện tình cảm xót thương cho số phận của người con gái trẻ bất hạnh.
b. Sử dụng từ lên đường để nói tránh cái chết bi thương của Bác
Nhằm làm giảm bớt sự đau buồn, cái chết nhẹ nhàng như 1 chuyến đi xa.
c. Câu thơ đã sử dụng từ “ hi sinh” để nói dến cái chết của Lượm
Khiến không gây cảm giác đau buồn, cái chết diễn ra đột ngột khiến tác giả hết sức sửng sốt, bất ngờ…
d.Sử dụng từ "mất" để nói đến cái chết -> tránh gây cảm giác đau buồn.
Câu 3: Phát hiện biện pháp tu từ nói tránh trong đoạn trích sau đây và cho biết vì sao chị Dậu lại nói như vậy.
Chị Dậu vừa nói vừa mếu
- Thôi u không ăn đển phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. (Ngô Tất Tố)
Lời giải:
Đáng lẽ chị Dậu phải nói: “U đã bán con cho nhà cụ Nghị để lấy tiền nộp sưu rồi”, nhưng vì sự thật quá phũ phàng đối với đứa con nên chị phải nói tránh: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa naynữa thôi”
Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?
A. Nó đang ngủ ngon lành thật
B. Dạo này nó lười học quá!
C. Cô ấy xinh quá nhỉ!
D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!
Đáp án: D
Câu 5: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)
B. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
C. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
D. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)
Đáp án: A
Câu 6: Khi nào nên nói giảm nói tránh?
A. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
D. Khi sự việc được nói tới không được lịch sự, dễ chịu
Đáp án: C