

Phân tích 24 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc
Tố Hữu là một nhà thơ tài ba của dân tộc, những sáng tác của ông để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc và bài thơ Việt Bắc cũng là một tác phẩm như thế. Sau đó, mời các em tìm hiểu bài viết phân tích 24 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc.
Phân tích 24 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 1
Việt Bắc là một bài thơ xuất sắc, để lại rất nhiều cảm xúc cho bạn đọc. Tác phẩm được đánh giá là khúc ca hào hùng và cảm động của tình nghĩa nhân dân Việt Bắc đối với những cán bộ nơi chiến khu. Tình cảm đặc biệt ấy được bộc lộ rõ ràng nhất qua 24 câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc.
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
…
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc cũng vô cùng đặc biệt, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta kết thúc. Bài thơ chính là những tình cảm đặc biệt của quân và dân ta, đó chính là những tình cảm tha thiết, nồng nàn, gắn bó với nhau. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát hào hùng của dân tộc, đó chính là thể thơ thể thơ truyền thống của dân tộc. Việt Bắc được đánh giá là bài thơ “không viết không được”, nó ngọt ngào, đằm thắm với những tình cảm trào dâng và tha thiết.
Mở đầu bài thơ là lời hỏi đáp vô cùng ân tình, thuỷ chung của người đi và người ở lại.
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Cách xưng hô mình – ta vô cùng thân thiết, đậm đà những câu hát dân ca truyền thống của dân tộc. Bốn câu thơ đầu chính là lời của người ở lại gợi nhắc người ra đi. Người ở lại ở đây chính là nhân dân, đồng bào miền Bắc, đó là những người đã đồng cam cộng khổ, hi sinh hết mình để giúp đỡ cho bộ đội. Ta ở đây chính là bộ đội đã về miền xuôi, những người đã hi sinh cả tuổi xuân của mình, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Nỗi niềm vô cùng da diết và quyến luyến, “mình” nằm ở đầu câu còn “ta” nằm ở cuối câu, tưởng xa nhưng lại gần vì được liên kết với nhau bằng chữ “nhớ”. Cơ sở tạo nên nỗi nhớ chính là khoảng thời gian dài đằng đẵng mười lăm năm kết hợp với các tính từ “thiết tha, mặn nồng” đã minh chứng rõ ràng cho tình cảm của bộ đội ta và quân dân vô cùng thuỷ chung, keo sơn, son sắt.
Hai câu thơ tiếp theo chính là nỗi nhớ lan rộng khắp không gian và thời gian, toả đi muôn nơi, khi mình về liệu mình có “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” không? Đó là một lời nhắc nhở khéo léo người sống hiện tại đừng quên đi quá khứ, người đi về miền xuôi cũng đừng quên những ngày ở với nhau nơi miền ngược. Bốn câu thơ tiếp theo vang lên như tiếng lòng của người về xuôi mang theo bao nỗi nhớ bịn rịn, da diết:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay….”
Những lời dặn dò vô cùng tha thiết, bồi hồi, ta cảm nhận được sự đối lập giữa trong và ngoài, trong dạ vô cùng “bâng khuâng”, vừa vui vừa buồn, vui vì trở lại quê hương yêu thương của mình nhưng buồn biết bao khi giờ đây phải rời xa Việt Bắc thân yêu. Từ láy “bồn chồn” đã gợi rõ được sự day dứt, bịn rịn, đó chính là sự quyến luyến không muốn chia xa. Áo chàm chính là chỉ sự thiếu thốn của con người Việt Bắc và cũng là hoán dụ cho hình ảnh của con người nơi Việt Bắc và nhi họ cầm tay nhau họ cũng quá bồi hồi mà không biết nói gì hôm nay, tình cảm quá trào dâng khiến họ không nói ra thành lời.
Những câu thơ tiếp theo, chính là lời tâm tình đầy cảm xúc cũng như gợi nhắc về những năm tháng kiên cường, bất khuất chống giặc.
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những cây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
Đó chính là kỉ niệm về những năm tháng cực khổ mà quân và dân ta kiên cường chống giặc, nỗi nhớ giờ đây lan toả ra khắp không gian khi điệp từ “nhớ” được điệp lại hai lần, và câu hỏi tu từ như một câu hỏi tâm tình nhấn mạnh nên sự nghĩa tình của quân và dân ta.
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Đây chính là những câu nói gợi sự gắn bó giữa thiên nhiên, cán bộ và con người khi về miền xuôi.
Cách nói “trám bùi để rụng” đã toát lên một nỗi niềm tràn đầy thương nhớ, mình về thì rừng núi và người dân Việt Bắc buồn biết bao nhiêu khi trám cũng để nó rụng, măng thì để nó già theo năm tháng mà không ai thu hái. Không biết rằng khi mình đi thì mình có nhớ những ngôi nhà “hắt hiu lau xám” của những người dân áo chàm dân dã, bình dị, những ngôi nhà đó đã là nơi đồng cam cộng khổ với bộ đội, đậm đà lòng son, thuỷ chung và đẹp đẽ.
Bốn câu thơ tiếp theo vang lên chính là sự gắn bó của quân dân với những địa danh lịch sử:
“Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
Tố Hữu đã liệt kê ra các sự kiện “núi non”, nhằm nhắc nhở rằng, nơi Việt Bắc xa xôi chính là nơi mà có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cách mạnh. Giữa người ra đi và người ở lại tuy hai mà một, đã nhập vào nhau một cách tha thiết và gắn bó. Mái đình, cây đa và Tân Trào, Hồng Thái chính là hai địa danh gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc Việt Nam, khẳng định chắc nịch một điều rằng Việt Bắc chính là cái nôi của giải phóng dân tộc, của cách mạnh lịch sử Việt Nam quang vinh.
Bốn câu thơ cuối cùng chính là lời thề son sắt, thuỷ chung về cảnh đẹp thiên nhiên trữ tình, khẳng định những tình cảm trước sau như một, không thay đổi mà luôn thiết tha, mặn nồng, sâu nặng nghĩa tình, trước sau như một. Câu thơ so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” vô cùng sâu sắc và tinh tế để thể hiện tình cảm của nhân dân và bộ đội.
Có thể nói bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã để lại trong lòng người đọc vô vàn cảm xúc, bài thơ là sự kết hợp khéo léo giữa các biện pháp nghệ thuật và tình cảm của người cầm bút, từ đó tác phẩm trở nên hay hơn bao giờ hết và neo đậu mãi trong lòng bạn đọc mãi về sau.
Phân tích 24 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc – Mẫu 2
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền chính trị, thơ ca Việt Nam, thơ của ông mang những dấu ấn đặc biệt và Việt Bắc cũng là một tác phẩm lôi cuốn như thế. Khi liên tưởng về những tình cảm, suy nghĩ của nhân dân và bộ đội mà Tố Hữu đã đặt bút và viết nên bài thơ Việt Bắc, bài thơ được sáng tác sau khi hoà bình được lập lại và bộ đội phải trở về miền xuôi, những tình cảm đặc biệt ấy được bộc lộ rõ nhất qua 24 câu thơ đầu.

Mở đầu bài thơ với bốn câu thơ đầu là lời của Việt Bắc hỏi người ra đi, nhằm khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua đi rồi. Cách xưng hô vô cùng đặc biệt “ta-mình” và “mình-ta” đậm đà bản sắc của nền dân ca, văn hoá dân tộc. Mình là người ra đi và ta là người ở lại, hai bên dành cho nhau những tình cảm mặn nồng tha thiết, trải qua cùng nhau mười lăm năm kiên cường bất khuất, đồng cam cộng khổ. Bốn chữ “thiết tha mặn nồng” đã chứng minh cho tình cảm cháy bỏng, gắn bó keo sơn của quân và dân ta.
Tiếp theo là những câu thơ thể hiện cảm xúc bịn rịn, da diết của tiếng lòng người vùng xuôi, “Tiếng ai tha thiết bên cồn”, đại từ ai không chỉ định bất kì một ai, chan chứa nghĩa tình. Cách ngắt nhịp 4/4 và sự đối lập giữa những cảm xúc trong và ngoài của người ra đi, nó hoà quyện vào nhau đó chính là sự buồn bã, quyến luyến biết bao khi phải rời xa Việt Bắc, bước chân đi cũng ngập ngừng bà bịn rịn.
Mười hai câu thơ tiếp theo chính là những kỉ niệm nơi kháng chiến gian khổ, sự gắn bó tình nghĩa bền chặt giữa thiên nhiên và con người, đó chính là nơi những địa danh liên kết chặt chẽ với con người. Bao trùm lên bài thơ chính là những hoài niệm, kỉ niệm về những năm tháng gian khó, điệp từ “nhớ” được điệp lại nhiều lần, khẳng định rõ ràng những tình cảm gắn bó da diết không thể nào xa rời. Nhớ về những năm tháng thiếu thốn chỉ có “miếng cơm chấm muối” nhưng lại kiên cường bảo vệ và cùng nhau vượt qua khó khăn. Những kỉ niệm thiên nhiên gắn bó với con người vô cùng da diết, cũng như liệt kê những địa danh đã minh chứng một điều chắc chắn rằng Việt Bắc chính là căn cứ địa quan trọng, là cái nôi của kháng chiến từ những năm tháng đầu tiên.
Bốn câu thơ cuối cùng khi người cán bộ về xuôi, đã bộc lộ trực tiếp những tình cảm da diết, chân thành, đoạn thơ vang lên như một lời đinh ninh da diết, son sắt thuỷ chung gắn bó với nhau. Câu thơ tám chữ đã khẳng định nghĩa tình trước sau như một, thời gian càng qua đi càng trở nên mặn nồng chứ không hề phôi pha, cuộc đời có thay đổi như thế nào nhưng những tình cảm ấy vẫn mãi “đinh ninh” thuỷ chung, son sắt vô cùng cảm động.
Bài thơ Việt Bắc là sự thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật lồng ghép vào nhau, các từ láy được liệt kê tài tình, các biện pháp tu từ so sánh, trùng điệp và các từ tượng hình, tượng thanh đã nhấn mạnh thêm tính trữ tình, chính trị của bài thơ, khẳng định Việt Bắc chính là nơi gắn bó chặt chẽ với truyền thống của cách mạng, cảm động đặc biệt trong bài thơ còn là tình cảm gắn bó giữa quân và dân ta, khẳng định đạo lí ân tình thuỷ chung, đồng thời qua sự sáng tạo và khéo léo của Tố Hữu còn là khát vọng hoà bình, tự do của nhân dân ta.
-----------------------------
Trên đây là bài viết phân tích 24 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!