Phân tích anh thanh niên ngắn nhất
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ sa pa ngắn nhất

icon-time23/9/2023

“Lặng lẽ Sa Pa” là câu truyện về chuyến gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật: anh thanh niên khí tượng, bác họa sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Hãy cùng Topbee đi viết bài Phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ngắn nhất nhé!


Dàn ý Phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ sa pa ngắn nhất

a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật anh thanh niên

b. Thân bài:

- Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe:

+ Là một trong những người cô độc nhất thế gian. Anh cố tình làm cây gỗ chắn ngang đường để dừng các đoàn xe đi lên núi chỉ để gặp gỡ, nói chuyện với mọi người cho đỡ cô đơn.

+ Công việc: Làm nhiệm vụ đo khí tượng thủy văn kiêm vật lí trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m một mình đã 4, 5 năm.

- Anh thanh niên là đại diện cho hình ảnh của thế hệ trẻ đang cống hiến sức mình để xây dựng đất nước

+ Đo nắng gió, mưa, chấn động địa chất; làm việc bất kể ngày đêm theo khung giờ đã định “bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng”, thế nhưng chưa từng sai sót một phút với công việc của mình

+ Vóc dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và luôn vui tươi

- Những phẩm chất quý giá của anh:

+ Nhiệt huyết, có trách nhiệm với công việc, với cuộc sống

+ Lí tưởng cao đẹp, không ngại gian khó

+ Khiêm tốn, thật thà

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật 

c. Kết bài: Nêu cảm nhận về hình tượng anh thanh niên, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Thành Long

Phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ sa pa ngắn nhất

Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long được sáng tác sau một chuyến đi thực tế của tác giả lên Lào Cai. Câu truyện kể về những con người sinh sống và lao động trên vùng núi cao này. Trong số ấy, nổi bật lên là hình ảnh anh thanh niên làm nhiệm vụ khí tượng ở vùng núi cao cô độc. 

Qua lời kể của bác lái xe, anh thanh niên hiện lên trong suy nghĩ của mọi người là một người tách biệt với cuộc sống. Bởi vì sinh sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, nên anh còn được đặt biệt danh là “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Thế nhưng chính bởi vậy mà anh “ thèm người” lắm, thậm chí anh còn chắn cây ngang đường chỉ để được nói chuyện với mọi người đôi phút. Sống một mình nhưng anh không vì thế mà để bản thân mình sống buông thả. Anh vẫn luôn giữ căn nhà của mình gọn gàng, sạch sẽ, giữ cho mình lối sống quy củ và chuẩn chỉnh thời gian. Có lẽ cũng vì tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác cao thế nên anh luôn căn chuẩn thời gian đến vậy. 

Tuy vóc dáng của anh nhỏ bé nhưng lại hăng hái, nhiệt tình với tất cả mọi người xung quanh. Anh đào tam thất cho vợ bác lái xe, hái hoa tặng cô gái và bác họa sĩ, nhiệt tình tiếp chuyện với hai người từ khi hai người tới cho tới khi rời đi. Khi nghe thấy rằng bác họa sĩ già định vẽ mình anh lập tức từ chối. Anh cho rằng mình chưa lập đươc nhiều thành tích như những người khác, chưa xứng đáng để được vẽ tranh tuyên dương. Thậm chí anh còn ngây ngô tới mức chạy theo trả lại cô kỹ sư chiếc khăn tay ẩn ý mà cô để lại. Có lẽ không chỉ cô kỹ sư, bác họa sĩ mà ngay cả chúng ta - những người chỉ được gặp anh qua trang văn miêu tả đầy truyền thần của nhà văn Nguyễn Thành Long cũng bị anh thanh niên hút hồn. 

Anh thanh niên là nhân vật điển hình tượng trưng cho thanh niên thời kỳ đó. Thời kỳ đất nước ta vừa đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vừa kiên cường đấu tranh quyết tâm giành chiến thắng thống nhất đất nước. Họ tuy không được nhớ mặt đọc tên, cũng chẳng được ghi công sử sách. Thế nhưng, đối với họ những điều họ đang làm chính là đang góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào chiến thắng của anh em, của đồng bào, của Tổ quốc.

Cách xây dựng tình huống truyện lôi cuốn, ngôn ngữ tuy gần gũi, giản dị nhưng lại khiến “ Lặng lẽ Sa Pa” trở thành một trong những tác phẩm để đời của nhà văn Nguyễn Thành Long. Nhan đề đối ngược nhau khiến câu truyện càng thêm phần hấp dẫn. Tuy “lặng lẽ” về đời sống nhưng không “ lặng lẽ” với cuộc đời. Sống cống hiến, đóng góp sức mình vào đất nước, đưa đất nước càng ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế, ngày càng gần hơn với mong ước của Bác: “dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Mặc dù đã hơn 50 năm qua đi, thế nhưng vị trí của tác giả Nguyễn Thành Long nói riêng và “ Lặng lẽ Sa Pa” nói chung vẫn luôn giữ vững trong trái tim độc giả cả nước. Có lẽ rằng cả hai sẽ mãi như ngôi sao sáng, chiếu rọi cho nền trời văn học Việt Nam. 

 --------------------------------------

Trên đây là bài Phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question