image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài Áo Tết

icon-time30/5/2023
(1 đánh giá)

Những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư luôn ấm áp, giàu tình người và có sự tìm tòi, chắt lọc rất kỹ từ những chất liệu đời thường của cuộc sống. Tác phẩm Áo Tết là một truyện ngắn đặc sắc của ông. Với một cốt truyện đơn giản nhưng chủ đề, đề tài có giá trị nhân văn cao, Áo Tết đã khiến người đọc phải suy ngẫm về nhiều điều có giá trị của cuộc sống. Phân tích bài Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư chi tiết nhất dưới đây sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp của tác phẩm.


Dàn ý Phân tích bài Áo Tết.

1, Mở bài.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Khái quát giá trị của tác phẩm: một câu chuyện ấm áp về sự đồng cảm, thấu hiểu với hoàn cảnh sống của những đứa trẻ.

2, Thân bài.

- Tóm tắt nội dung tác phẩm qua đó nêu bật chủ đề của truyện ngắn Áo Tết.

- Phân tích đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật Bé Em, cái Bích, cốt truyện, chi tiết nghệ thuật độc đáo như chiếc áo tết của Bé Em. Cách lựa chọn chiếc áo tết mặc của Bé Em, từ đó nêu bật được giá trị của tác phẩm.

- Đặc sắc về nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện, cài cắm những chi tiết nghệ thuật đắt giá, người kể chuyện ngôi thứ ba, đôi khi người kể chuyện hóa thân vào nhân vật để bộc lộ tình cảm.

- Dùng những lý lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để làm sáng tỏ những nhận định về tác phẩm.

3, Kết bài.

- Khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả.


Phân tích bài Áo Tết ngắn gọn

     Một truyện ngắn đơn giản với những tình tiết rất giản dị, đời thường thế nhưng Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư vẫn được người đọc đánh giá cao bởi những giá trị ý nghĩa được gửi gắm trong tác phẩm. Đó là một câu chuyện xúc động về tình người của những đứa trẻ, nó khiến cho mỗi người phải suy ngẫm về cách hành xử làm sao cho thật phù hợp.

     Câu chuyện xoay quanh chiếc áo tết của Bé Em và Bích. Bích và Bé Em vốn học cùng lớp, lại ngồi cùng bàn nên chơi rất thân với nhau. Thế nhưng Bé Em có hoàn cảnh gia đình khá giả hơn còn Bích nhà nghèo lại đông anh em nên mọi thứ đều phải rất tằn tiện. Năm mới đến Bé Em hí hửng sang khoe với Bích về những bộ quần áo mẹ sắm cho mình, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến. Nhưng khi hỏi Bích có quần áo mới không Bích chỉ lí nhí rằng có một bộ, mặc cả bốn ngày, vì mẹ nghèo quá không có tiền sắm áo mới. Thế là ngày hai đứa sang chơi nhà cô Bé Em đã chọn một chiếc áo bình thường cổ trun có in hình mèo bự, gần giống chiếc áo của Bích. Cô khen hai bạn lớn nhanh, xinh xắn và đáng yêu. Bé Em tự cười trong lòng vì đã không mặc chiếc váy hồng để khiến bạn bị tủi thân.

Phân tích bài Áo Tết

     Với nội dung như vậy tác phẩm Áo Tết đã thể hiện tình yêu thương, đồng cảm, sự sẻ chia của những đứa trẻ nhỏ. Còn rất nhỏ nhưng chúng đã biết cư xử với nhau một cách văn minh, biết quên đi niềm vui của bản thân để không làm người khác buồn, chúng đã cư xử với nhau đúng với nghĩa của tình bạn, đó là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, chơi với nhau bằng tất cả tình cảm yêu thương, chân thành. Tình bạn của những đứa trẻ thật đáng để mỗi người chúng ta tự suy ngẫm.

     Tác phẩm ngắn nhưng đã xây dựng thành công nhân vật hai đứa trẻ Bé Em và Bích, đặc biệt là nhân vật Bé Em. Đó là một đứa trẻ có xuất thân khá giả nhưng có cách sống hòa đồng, không phân chia giai cấp với những bạn nhỏ nghèo hèn xung quanh mình. Bé Em cũng có những niềm vui rất trẻ con khi thích thú đi khoe với bạn về chiếc áo tết mới, khi trong lòng thầm nghĩ “tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn” Nghĩ là làm Bé Em vội vàng đi sang nhà cái Bích để khoe về quần áo tết bằng một niềm vui rất đời thường của con trẻ. Thế nhưng khi chứng kiến gia cảnh của Bích, thấy được sự khó khăn, đói nghèo của người bạn, mọi ý định khoe khoang về chiếc áo tết bỗng biến mất hẳn. Bé Em đã tinh tế chọn cho mình một chiếc áo gần giống với của bạn để đi chúc tết nhà cô với một suy nghĩ đơn giản “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân” Đó là vẻ đẹp của sự nhân hậu, của lòng trắc ẩn, của sự đồng cảm và sẻ chia rất đáng quý của cô gái đáng yêu ấy.

     Áo Tết được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể lại theo ngôi kể thứ ba, việc sử dụng ngôi kể này giúp người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào bên trong ngõ ngách tâm hồn của nhân vật để khám phá, người kể chuyện cũng không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, việc kể dễ dàng hơn. Có đôi lúc người kể chuyện như đã hoá thân thành nhân vật Bé Em để nói hộ những suy tư, tình cảm của cô bé này. Tác phẩm không sử dụng tình tiết lôi cuốn, gay cấn hay ly kỳ, nó vẫn giữ được chất đặc trưng của văn Nguyễn Ngọc Tư. Đó là khai thác từ những chất liệu rất đời thường của cuộc sống để gửi gắm thông điệp, ý đồ nghệ thuật. Chi tiết áo Tết vốn rất gần gũi, quen thuộc đi vào trong tác phẩm trở thành một hình ảnh ẩn dụ để soi chiếu tính cách của các nhân vật. Nhờ chiếc áo tết người đọc đồng cảm hơn với hoàn cảnh nghèo nàn của gia đình cái Bích, thương em hơn vì sự hy sinh của em cho đàn em nhỏ của mình. Nhờ chiếc áo Tết mà Bé Em đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình, biết yêu thương và san sẻ những khó khăn với bạn, hy sinh vì bạn.

     Có thể nói văn bản “Áo Tết” của Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn xuất sắc cho thấy cái nhìn ấm áp và nhân hậu của nhà văn về cuộc sống. Thông qua trang văn người đọc khâm phục cái tâm và đặc biệt là cái tài của nhà văn khi đã có sự khám phá và phân tích tâm lý nhân vật trẻ em rất đặc sắc.


Phân tịch truyện ngắn Áo tết (Siêu hay có phí)

Trong vũ trụ văn học Việt Nam, tác phẩm ngắn "Áo Tết" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng không chỉ bởi câu chuyện nhẹ nhàng mà sâu sắc, mà còn bởi cách tác giả đã khéo léo xây dựng hình tượng nhân vật đầy tinh tế và ý nghĩa. Trong một ngõ nhỏ dường như bị lãng quên, nơi cuộc sống trôi qua bình dị nhưng ấm áp, tồn tại hai cô bạn thân thiết: con bé Em và con Bích. Mặc dù chia lìa bởi khoảng cách về hoàn cảnh và địa vị xã hội, nhưng tình bạn của họ vẫn tồn tại mãi mãi. Xem thêm

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn mẫu dàn ý và Phân tích bài Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư. Truyện ngắn được nhà văn xây dựng thành công nhân vật, cốt truyện và cách kể độc đáo, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question