image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài Tây Tiến học sinh giỏi (nâng cao)

icon-time30/12/2022

Quang Dũng là một nhà thơ tiêu biểu trong thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945- 1954, với tài năng của mình, ông đã để những tác phẩm sống mãi trong lòng độc giả và tác phẩm Tây Tiến cũng là một trong số đó. Để hiểu rõ hơn về vẻ tác phẩm Tây Tiến mời các bạn cùng Topbee tham khảo bài viết dưới đây.


Dàn ý phân tích bài Tây Tiến học sinh giỏi

I. Mở bài

- Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm

II. Thân bài

- Phân tích từng khổ thơ

+ Khổ một là nỗi nhớ con đường hành quân qua Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ dữ dội

+ Khổ hai gợi những kỉ niệm ấp áp giữa chiến sĩ cách mạng và người dân miền Tây Bắc, qua đó làm nổi bật lên cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

+ Khổ ba chân dung người lính Tây Tiến

+ Khổ bốn lời thề gắn bó với Tây Tiến

- Nêu nghệ thuật của toàn bài

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với tác phẩm


Phân tích bài Tây Tiến học sinh giỏi

Phân tích bài Tây Tiến học sinh giỏi

Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở huyện Đan Phượng, Hà Nội, là nghệ sĩ đa tài, vừa là nhạc sĩ, vừa là họa sĩ chính vì thế thơ ông rất giàu chất nhạc và chất họa. Quang Dũng là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong thời kì kháng chiến. Ông có rất nhiều bài thơ miêu tả cuộc sống của những người lính và Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Quang Dũng. 

“ Tây Tiến” được viết vào cuối năm 1948, tại làng Phù Lưu Tranh khi tác giả rời đơn vị Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác. Ban đầu bài thơ có tên là “ Nhớ Tây Tiến”  in trong tập “Mây dầu ô”. Về sau khi cho in lại, tác giả đổi thành “Tây Tiến” đây một nhan đề hàm súc, cô đọng.  Bài thơ là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về những người đồng đội và những kỉ niệm nơi đây. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến gắn liền với hình ảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ hoang sơ mà thơ mộng. 

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”

 Ngay ở câu mở đầu, nỗi nhớ đơn vị cũ đã trào dâng trong lòng Quang Dũng không kìm nén nổi mà bật thành tiếng gọi “Tây Tiến ơi” . Đó là tiếng gọi yêu thương nhưng đồng thời cũng gợi nhắc hiện thực Quang Dũng đã rời đơn vị, xa Tây Bắc, xa đồng đội cũ. Sông Mã là hiện thân tiêu biểu của vùng rừng núi Tây Bắc cũng được gợi lên ngay từ những câu thơ đầu cho thấy trong nỗi nhớ của Quang Dũng, trước là nhớ về binh đoàn Tây Tiến thân yêu, sau là về Tây Bắc với dòng sông Mã vương đầy kỷ niệm. 

Ta cũng đã tùng bắt ngặp các nhà thơ viết về nỗi nhớ, hay chỉ ngay ở trong thơ ca Việt Nam cũng đã từng diễn ta khi nhắn về nỗi nhớ:

"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than"

Vậy nhưng đến với Quang Dũng nỗi nhớ sáng tạo hơn cả, nỗi nhớ "chơi vơi", vô tận, chỉ trạng thái lửng lơ giữa khoảng không, không thể bám víu vào đâu, nỗi nhớ với chút đượm buồn, sâu lắng mà bâng khuâng. Nỗi nhớ của Quang Dũng bao trùm cả không gian và thời gian từ đó, tác giã đã thành công đưa người đọc đến với thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vẫn pha những nét êm đềm thơ mộng. Đó là những địa danh mà trên đường hành quân mà đoàn binh Tây Tiến đã đi qua như "Sài Khao", "Mường Lát", "Pha Luông", "Mường Hịch", "Mai Châu". Những địa danh ấy, khi đi vào thơ Quang , đã gợi cho người đọc cảm nhận được một không khí núi rừng xa xôi, lạ lẫm, hoang sơ và đầy bí ẩn.

Trong “Tiến quân ca” và mọi khúc quân hành hay trong “Tây Tiến” cũng vậy, ta có thể thấy được những hình tượng những con đường hiện lên ngay trước mắt. Những con đường, địa danh ấy đã được Quang Dũng được gắn kết bằng những địa danh Việt – Lào, khi đọc lên cảm giác trầm bổng như ca hát nhưng cũng man chút xa lạ và hiện đại:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Bằng việc sử dụng những từ gợi hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời” kết hợp với phép đối, cách ngắt nhịp câu thơ “ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Đã diễn tả một địa hình ngập nghềnh dữ dội. Với những dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống lại sâu thẳm , hiểm trở. Qua đó phần nào cho ta hình dung được sự khó nhọc, gian khổ trên chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến

Gian nan bao giờ cũng được xem là ngọn lửa thử vàng. Các chiến sĩ không nản chí trước khó khăn, vất vả, ngược lại, họ đã anh dũng đương đầu với những thử thách đầy gian nan phía trước

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Hai câu thơ tựa như bức họa đầy ấn tượng về người lính. Đây có thể là những giây phút hiếm hoi người lính buông mình vào giấc ngủ. Cách nói giảm nói tránh về cái chết, người lính ấy đã hi sinh một cách nhẹ nhàng, thanh thản như vừa hoàn thành xong nhiệm vụ với Tổ Quốc. Biến sự mất mát thành sự chủ động đón nhận một cách tự tin mang cái ngang tàng, kiêu bại của những người lính trẻ trung, giàu nhiệt huyết.

Trong cuộc hành quân không chỉ có những gian truân vất vả mà tác giả còn nhớ đến những đêm liên hoan văn nghệ ấm áp tình quân dân

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh doanh trại lung linh, bừng sáng bởi “ đuốc hoa”. Trong ánh lửa bập bùng và trong hơi ấm của tình quân dân, những người lính Tây Tiến phải ngạc nhiên mà đầy sung sướng thốt lên hai tiếng "kìa em" khi những cô gái miền Tây xuất hiên. Giây phút ấy, đã làm đắm lòng các chiến sĩ xa nhà, làm phong phú thêm tâm hồn vốn hào hoa, thơ mộng của người lính 

Những câu thơ tiếp theo là hình ảnh thiên nhiên miền sơn cước tuyệt đẹp:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Chia tay trong buổi chiều Châu Mộc với làn sương giăng móc, che khuất tầm nhìn, Câu chữ không có từ nào trực tiếp diễn tả nỗi buồn vậy mà lại gợi cho ta thấy một nỗi buồn chưa chan, vô bờ, đây là lối “ tả cảnh ngụ tình” vừa tinh tế, tài hoa mà còn chân thực và xúc động. Ba chữ” chiều sương ấy” còn gợi không gian hoài niệm thăm thẳm mà vời vợi. Hình ảnh “ hồn lau”- loài hoa gợi về vùng không gian hoang dại đã trở thành ám ảnh trong thơ Quang Dũng. Đóa hoa rừng đong đưa trên mặt nước, kết hợp một dáng người mềm mại, uyển chuyển trên thuyền không chỉ tả mà còn gợi các hồn thiêng của quê hương xứ xở bằng những câu thơ đầy chất thơ

Nhớ Tây Tiến, Quang Dũng không chỉ nhớ núi rừng mà còn nhớ những người đồng đội cùng trèo đèo lội suối, vượt qua muôn ngàn thử thách, vào sinh ra tử. Nhà thơ đã hồi tưởng lại những kí ức rồi vẽ nên bức chân dung của đoàn binh Tây Tiến mang trong mình vẻ đẹp đậm chất bi tráng

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Hai câu thơ đầu đã phần nào phản ánh về hiện thực điều kện sinh hoạt, chiến đấu của những người lính. Nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, do căn bệnh sốt rét mang lại. Không chỉ Quang Dũng, mà nhà thơ Chính Hữu cũng đã từng dề cập đến căn bệnh này trong bài thơ” Đồng Chí” : “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi” .Biện pháp ẩn dụ kết hợp phóng đại “dữ oai hùm” gợi nét oai phong dữ dằn như chúa tể rừng thiêng, không vì bệnh tất, khó khăn mà trùn bước .Các chàng trai Tây Tiến với đôi mắt dữ dội “trừng” lên nực cháy, căm hờn, mang mộng ước giết kẻ thủ. Dù vậy nhưng trái tim vẫn để dành chỗ cho những dáng kiều thơm chốn Hà thành, những người em, những người bạn gái thân thương quê nhà. Quang Dũng với tài năng và cái nhìn nhiều chiều của mình, đã thành công khắc hoạ chân dung những người lính Tây Tiến không chỉ là dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được thế giới nội tâm của họ một tâm hồn mơ mộng và lãng mạn. Một loạt các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng xuất hiện: “biên cương”, “mồ”, “viễn xứ”, “chiến trường” kết hợp với từ láy “rải rác” từ đó phần nào đã làm vơi đi những những đau thương vì mất mát . Điều nổi bật lên là vẻ đẹp lãng mạn của lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến. Câu nói “chẳng tiếc đời xanh” vang lên đầy khảng khái như muốn khẳng định vẻ đẹp anh dũng của những các chàng trai Tây , họ dốc hết lòng bảo vể Tổ Quốc, sẵn sàng chiến đấu, vì nước quên mình. Cách nói giảm nói tránh “anh về đất” làm vơi đi cảm giác đau thương, biến cái chết thành bất tử, chết là hóa thân vào đất mẹ, hóa thân vào non sông đất nước. Quang Dũng đã mượn âm thanh của dòng sông, của thiên nhiên, của hồn thiêng Tây Bắc để nói lời từ biệt, lời biết ơn ngợi ca đồng đội. Biện pháp tu từ nhân hóa kết hợp động từ “ gầm” thể hiện âm thanh dữ dội, hào hùng, lấn át cảm xúc bi thương, gợi sự ra đi của những anh hùng nghĩa sĩ thời xưa. Câu thơ mang âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng là khúc nhạc bi tráng của núi sông đưa tiễn người lính về cõi bất tử

“Tây  Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Khép lại bài thơ, Quang Dũng dành những nhịp thơ chậm buồn nhưng vẫn hào hùng diễn tả tình cảm gắn bó máu thịt với mảnh đất đầy kỉ niệm đau thương mà hào hùng, với những đồng đội hào hoa, lãng mạn và vô cùng dũng cảm. 

Quang Dũng đã rất tài tình trong việc sử dụng các biện pháp tu từ, những sáng tạo về giọng điệu, hình ảnh, bút pháp lãng mạn đặc sắc,.. Qua đó đã thể hiện được Bài thơ nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của thời kháng chiến, bởi đó là tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của một thời đại anh hùng rực lửa, không thể nào.

------------------------------

Khép lại tác phẩm, Quang Dũng đã bày tỏ hết những nỗi nhớ thương giành cho Tây Tiến- nơi mà không chỉ tác giả, mà con là hàng ngang những chiến sĩ khác cũng đã từng gắn bó máu thịt, dành cả thanh xuân cùng Tây Tiến chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc thân yêu.Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu cảm nhận về vẻ hùng vĩ, dữ dội của con sông Đà do Topbee biên soạn, rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo.

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question