Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 (ngắn gọn)
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 (ngắn gọn)

icon-time4/1/2023

Đất nước luôn là một nguồn cảm hứng, đề tài chủ đạo của nền văn học Việt Nam.  Tiêu biểu trong đó phải kể đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm- một gương mặt nổi bật, có nhiều đóng góp cho văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ, với tác phẩm “ Đất Nước”, ông đã bày tỏ cái nhìn và quan niệm hết sức mới mẻ của mình về đất nước.


Dàn ý Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 (ngắn gọn)

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược  về tác giả Nguyễn khoa điềm ( gia đình, quê quán, đặc điểm sáng tác,…)

- Giới thiệu sơ lược về tác phẩm “Đất Nước”, đoạn trích

II. Thân bài 

- Nội dung đoạn thơ: Tư tưởng Đất Nước đối với mỗi người dân

+ Trên phương diện địa lí

+ Trên phương diện lịch sử

+ Chiều sau của văn hóa

- Nghệ thuật đoạn thơ

+ Giọng điệu linh hoạt

+ Bút pháp trữ tình chính luận

+ Vận dụng tốt vốn trí thức văn học dân gian kết hợp cách diễn đạt và tư duy hiện đại 

III. Kết bài 

Tình cảm của bản thân dành cho tác phẩm

Dàn ý Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 (ngắn gọn)

Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 (ngắn gọn)

Đất nước luôn là một nguồn cảm hứng, đề tài chủ đạo của nền văn học Việt Nam.  Tiêu biểu trong đó phải kể đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm- gương mặt nổi bật, có nhiều đóng góp cho văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ông đã có những cái nhìn hết sức mới mẻ về đất nước, điều đó đã được thể hiện rõ ràng qua bài thơ “ Đất Nước”. Ở phần thứ 2, tác giả đề cập tới tư tưởng “ Đất Nước của nhân dân”.

“Em ơi em đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời”.

Chỉ với bốn câu trên, Nguyễn Khoa Điềm đã nêu lên nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt thế hệ trẻ đối với đất nước: Vì bởi:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Khi đọc những câu thơ này, ta có thể thấy hàng loạt những địa danh nổi tiếng, danh lam thắng cảnh tiêu biểu đã được Tố Hữu gọi tên. Mỗi địa danh ấy đều gắn liền với những chiến công rộn rã, vang dội cùng với những sự hi sinh âm thầm, lặng để tạo nên đất nước muôn đời. Cả đoạn thơ như một kho truyện cổ, in dấu biết bao sự tích như “núi vọng phu”,“hòn Trống Mái”,… Qua đó, tác giả đã rút ra kết luận: 

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.

Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 (ngắn gọn)

Để làm nên đất nước muôn đời chắc chắn không thể chỉ là một hay vài cá nhân kiến tạo. Mà đất nước ấy đã được dựng nên bởi thân xác của hàng nghìn anh hùng, qua đó nhà thơ đã khẳng định mạnh mẽ về sự hi sinh to lớn của tầng lớp người đi trước, họ đã tạo nên Đất Nước, đã lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nhưng họ ở đây là những ai?

"Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"

Thật vậy, họ chính là những người vô danh, bình dị, là những người con gái con trai, “đã sống và chết” “giản dị và bình tâm” tuy không ai nhớ mặt, nhớ tên, nhưng “họ” là những người đã làm nên “Đất Nước” . Họ đã lưu truyền cho thế hệ mai sau biết bao giá trị văn hóa về tinh thần “ truyền giọng điệu mình”, “ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”,… lẫn giá trị vật chất “ chuyền lửa qua mỗi nhà”, “ truyền cho ta hạt lúa”,….  Với việc sử dụng biện pháp liệt kê kết hợp điệp từ “họ”, qua đó Nguyễn Khoa Điềm nhắc nhủ tới lớp lớp người đi sau phải biết trân trọng, sống nhân văn, sống cao đẹp để xứng đáng với công lao mà ông cha ta đã gây dựng nên 

"Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân

Đất nước của Nhân Dân, Đất nước của ca dao thần thoại"

Từ những suy ngẫm trên, đến đây nhà thơ đã mạnh mẽ khẳng định quan điểm của mình rằng “Đất Nước này là đất nước của nhân dân” . Đất nước không phải là của riêng ai cả mà Đất Nước là của tất cả mọi người, của những câu chuyện ca dao thần thoại. Với Nguyễn Khoa Điềm “Trở về với nguồn cội của Đất Nước cũng là trở về với cội nguồn phong phú, đẹp đẽ là văn hóa dân gian” là nơi khơi nguồn của truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc .

“Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.

Bài thơ khép lại bằng những câu thơ mang đầy niềm tự hào, dư âm của nó dường như đã vang vọng khắp non sông. Tiếng hát ấy là tiếng hát ca ngợi về truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta. Qua đó, cũng làm cho độc giả thêm yêu quý, tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam thân yêu này.

-----------------------------------

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đất Nước đoạn 2 (ngắn gọn) do Topbee biên soạn .Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question