Phân tích bài thơ Hương thầm của Thanh Nhàn
Trong thời kỳ chiến tranh tàn phá, những người thanh niên quyết tâm cầm súng ra trận, bỏ lại sau lưng những tình cảm còn đang dang dở. Trong tác phẩm Hương thầm, tình yêu của cô gái trẻ hóa thành mùi hương bưởi, theo từng dấu chân của người thương nơi trận mạc. Mời các em đến với bài viết phân tích bài thơ Hương thầm của Thanh Nhàn.
Bài thơ Hương thầm của Thanh Nhàn
“Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.”
Phân tích bài thơ Hương thầm của Thanh Nhàn - Mẫu số 1
Hương Thầm là một tác phẩm xuất sắc của Thanh Nhàn, được sáng tác vào năm 1969 và được Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn lại phát ở tiền phương. Trên mùi hoa bưởi làm nền, Hương thầm là tình cảm kín đáo đầy tha thiết của cô gái trẻ dành cho người lính sắp sửa ra trận.
Bài thơ trên mô tả một câu chuyện tình nhẹ nhàng và tình cảm được diễn đạt qua mùi hương của hoa bưởi. Tác giả sử dụng hình ảnh cửa sổ hai nhà cuối phố để tạo nên bối cảnh cho câu chuyện. Giữa hai ngăn cửa sổ không bao giờ khép, như đôi mắt ngóng trông của một người, có thể tượng trưng cho việc không có sự khép kín trong mối quan hệ tình cảm của hai người. Tuy nhiên, chàng trai ấy dường như lại chẳng hiểu chuyện tình cảm, vẫn vô tư mà chẳng để ý đến cô gái đã thương thầm từ lâu. Trong bài thơ, hoa bưởi trở thành biểu tượng cho tình yêu và lòng bối rối. Khi người con trai sắp đi, cô gái ưu tư nhưng lại chẳng dám thể hiện ra ngoài tấm lòng mình. Hương thơm của hoa bưởi cứ bay bổng và dịu nhẹ, mang theo thông điệp tình yêu không thể được nói ra trực tiếp.
Trong những lúc đó, người muốn trao, người muốn nhận, nhưng cả hai đều im lặng không thốt thành lời. Chỉ có hoa bưởi là không thể giấu được mùi hương, len vào trái tim của hai người đã rung động vì nhau. Điều này khiến họ càng thêm bối rối. Mọi thứ trở nên yên lặng, và hương bưởi tiếp tục nồng nàn và êm ái. Cuối cùng, hương thơm của hoa bưởi thấm sâu vào lồng ngực của người đàn ông và đi theo anh ta khi anh ta lên đường. Hai người chia tay mà không nói gì, nhưng hương thơm vẫn tiếp tục thơm mãi theo bước đi của người đàn ông, tượng trưng cho tình cảm vẫn còn tồn tại mặc cho sự xa cách.
Hương thầm của Thanh Nhàn chính là nhịp cầu, là những lời chưa nói và tình cảm của cô gái theo bước bàn chân người ra trận. Hương bưởi vẫn cứ thoảng mỗi năm, người ở nhà nhớ người nơi xa mỗi ngày….
Phân tích bài thơ Hương thầm của Thanh Nhàn - Mẫu số 2
Hương thầm của Thanh Nhàn không đơn giản chỉ đề cập đến mùi hương thơm của hoa bưởi trong sân. Đó là tình yêu thầm lặng của một cô gái, nhưng lại chẳng dám nói ra dù người kia chuẩn bị lên đường. Nét ngập ngừng bối rối ấy được tác giả đưa vào trong vần thơ, tạo nên một bài thơ hay và đong đầy cảm xúc.
Nếu xét về nguồn gốc, bài thơ này được tác giả Thanh Nhàn viết tiến người em trai của mình lên đường nhập ngũ. Tác giả để ý rằng người bạn cùng lớp có tình cảm với em trai, nhưng em trai không tinh ý nên tác phẩm viết ra nhân cớ sự đó. Hai nhân vật xuyên suốt trong bài thơ là hai người hàng xóm, từng là bạn học, cô gái tương tư chàng trai trẻ. Khi chàng trai được lệnh ra trận, cô gái đến tiến nhưng vẫn giấu tình cảm của mình mà không dám nói.
Tâm tư của người con gái được thể hiện từ việc cô sang nhà chàng và mang theo chiếc khăn tay có những chùm hoa đẹp đẽ. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa bưởi đong đưa giữa hai người, mùi hoa sáng tỏ nhưng tâm tư của người lại chẳng thấy. Có lẽ trong tâm trí của chàng trai cũng có tình cảm với người con gái dịu dàng kia, nhưng vì lo cho tương lai nên chàng trai cũng ngại ngần. Vậy nên, tác giả mới viết ra câu thơ “Anh không dám xin”, không dám xin đi thanh xuân của người con gái, không dám xin một câu hứa hẹn và cũng chẳng dám xin một tình cảm chân thành. Lúc này, dường như tương tác tình cảm giữa hai người yêu nhau được tác giả ẩn trong mùi hoa bưởi nồng nàn. Hương thơm ấy được tác giả ví như tình cảm của cô gái, theo chàng trai từng bước hành quân ra trận.
Thanh Nhàn đã khéo léo sử dụng hình ảnh và mùi hương của hoa bưởi vào bài viết, biến tình cảm ẩn giấu ấy trở nên sáng tỏ và người đọc có thể cảm nhận được. Có lẽ trong bài thơ, người con trai ấy sẽ trở về sau vài năm khi chiến tranh kết thúc, hương hoa bưởi nơi quê nhà vẫn nồng nàn đến thế!
-------------------------------------------------
Trên đây là một số bài viết phân tích bài thơ Hương thầm của Thanh Nhàn. Hy vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!