image hoi dap
image hoi dap

Phân tích Bài thơ “Khúc bảy”

icon-time17/4/2023

Vốn là cây bút tiêu biểu viết về đề tài kháng chiến, những sáng tác của Thanh Thảo đã đại diện cho thế hệ nhà thơ trẻ cống hiến hết mình cho nghệ thuật nước nhà. Topbee sẽ cùng bạn Phân tích bài thơ “ Khúc Bảy “ của Thanh Thảo để hiểu rõ hơn về nghệ thuật và lời nhắn gửi sau từng lời thơ nhé! 

Phân tích Bài thơ “Khúc bảy”

      Chiến tranh đã qua đi, nhưng mất mát đau thương mà nó để lại vẫn vẹn nguyên như những gì đã xảy ra trong quá khứ. Đó không chỉ là hy sinh của đất nước, mà còn là sự đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và mạng sống của biết bao người, để đổi lấy hòa bình, tự do, độc lập. Trong số đó, còn có những cô gái mới tuổi đôi mươi, còn rất trẻ, mang trong mình nhiều khát vọng hoài bão, đã phải bỏ lại tuổi xuân nơi chiến trường, mà ta sẽ thấu hiểu hơn nỗi mất mát ấy qua bài thơ “ Khúc bảy”.

      Mỗi một lần vô tình đọc lại bài thơ, giọt lệ ta lại chực trào muốn đổ bởi niềm thương xót. Từng vần thơ, từng dáng dấp, từng hơi thở cứ phảng phất trái tim một con người thời bình đầy trăn trở như chúng ta. Ta mãi mãi chỉ biết chiến tranh là lời kể, mất mát đã qua rồi, nhưng tâm hồn thì vẫn cứ trào dâng nỗi xót thương vô hạn, buồn rười rượi cho những cô gái trẻ tuổi đôi mươi. 

      Mở đầu bài thơ, là cụm từ “ chúng tôi “ - đại diện cho thế hệ nữ thanh niên xung phong lên đường ra trận. “ Chúng tôi không mệt đâu - nhưng cỏ sắc ấm quá”. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng như lời tâm tình, Thanh Thảo đã thông báo về sự ra đi của họ, nhưng lại không hề bi thương. Họ thật anh dũng, anh hùng khi đối mặt với cái chết cận kề, nhưng tâm hồn thì vẫn nhẹ nhàng lạc quan: “ chúng tôi không mệt đâu”. Cái đau đớn vất vả ấy chẳng nhằm nhò gì cả, còn tinh thần của họ thì tới phút cuối vẫn luôn lạc quan. Thế nhưng, con người bằng da bằng thịt sao tránh khỏi được mưa bom bão đạn nơi chiến trường, họ cũng đã phải ngã xuống, trên lớp cỏ xanh sắc lạnh. 

      Họ đã ra đi, đổi lấy nền độc lập của đất nước, tự do cho dân tộc và cả cho chính những người mà họ thương yêu. Tuổi hai mươi của những cô gái trẻ ấy, đã nằm lại nơi chiến trường. Còn tuổi hai mươi của những người thương yêu, đã được sống trong hòa bình hạnh phúc. Chính nơi họ nằm xuống, là nguồn nhựa sống vô hạn nuôi dưỡng từng lớp cỏ cây. Tuy họ đã ra đi, nhưng những đóng góp của họ vẫn mãi ở lại cùng non nước. 

Những dấu chân lùi lại phía sau

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

      Mười tám hai mươi sắc như cỏ - nghệ thuật so sánh tuổi của con người với sự sắc của cỏ, cho thấy ở nơi họ là sức sống mãnh liệt vô vàn. Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất - vào cái tuổi xuân đẹp nhất, họ đã gửi lại nó nơi chiến trường. Đó là nét mơ mộng của tâm hồn thiếu nữ, là cái cứng rắn can trường của một tâm hồn bất khuất ngẩng cao đầu trước cái chết cận kề. 

Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

Hơn một điều bất chợt

Phân tích Bài thơ “Khúc bảy” (Ảnh 2)

      Hoa cỏ vốn là loài mọc dại, có mặt ở khắp mọi nơi. Nay lại dược dùng để gán cho sức sống mạnh mẽ tiềm tàng của nữ thanh niên xung phong - đây chính là cái hay trong ngòi bút của tác giả Thanh Thảo. Ngọn cỏ dại ấy mang nét can trường, dũng cảm, yếu mềm nhưng cũng mãnh liệt, bi tráng mà không bi luỵ, đau thương. Họ đã về lại với đất mẹ, hoa cỏ lại trở về với đất nâu. Thế nhưng, sự sống ấy không chấm dứt, mà tiếp tục tái sinh - “ hoa lại chuẩn bị âm thầm trong đất”. Niềm tin mãnh liệt của tác giả nói chung, và của tất cả mọi người nói riêng, đều biết rằng rồi mùa xuân sẽ lại bùng lên, sự hi sinh của họ sẽ bù đắp nên hoa thơm trái ngọt. 

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

      Lên đường ra trận không quản gian khổ, khó khăn, không tiếc đời mình vì độc lập Tổ quốc. Họ chính là đại diện cho tinh thần của những người lính xung phong dũng cảm can trường. Đặc biệt, họ coi sự hy sinh ấy là hiển nhiên, bởi “ ai cũng tiếc tuổi hai mươi” , thì còn chi là độc lập của Tổ quốc. Câu hỏi tu từ như một lời khẳng định, răn dạy ta về bài học sống vì đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

----------------------------------------

Vừa rồi, Topbee đã cùng các bạn Phân tích bài thơ '' Khúc Bảy'' của Thanh Thảo. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Nguyễn Xuân Huy
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question