Phân tích bài thơ Lòng Mẹ của Nguyễn Bính
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài thơ Lòng Mẹ của Nguyễn Bính

icon-time23/1/2024

“Lòng mẹ” là một bài thơ hay mang nhiều ý nghĩa của nhà thơ Nguyễn Bính. Mời các bạn tham khảo dàn ý và bài văn mẫu của Topbee dưới đây, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nhiều hơn trong quá trình học và ôn luyện nhé.


Dàn ý Phân tích bài thơ Lòng Mẹ của Nguyễn Bính

Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Trích thơ

Thân bài:

*Phân tích nội dung:

- Giây phút người con gái đi theo chồng, lòng mẹ ngổn ngang trăm mối lo nghĩ: vừa mừng vì con gái đã lớn, đã trưởng thành, đã tìm cho mình được bến bờ hạnh phúc
- Vừa lo cho con về làm dâu không biết có thuận chèo mát mái, vừa mừng vừa tủi vì công dưỡng dục sinh thành nuôi con bao vất vả bây giờ nó chính thức về nhà người ta
- Mẹ đang dặn dò, mắng yêu con, mẹ không thể giấu được niềm vui sướng và tự hào về con
- Niềm tự hào của người mẹ một mình bà nuôi dạy con thành người, lo cho con bằng bạn bằng bè không thua kém ai
- Mẹ cũng nhắc nhở con gái về những đóng góp của mình trong gia đình từ việc làm ruộng hái dâu cho đến việc quản lý nhà cửa với trả nợ
- Giọng mẹ thật đanh đá nhưng là một thứ đanh đá giả tạo, cố gắng mạnh mẽ để con gái yêu yên lòng về nhà chồng
- Mẹ thường xuyên khóc trong đêm, nỗi nhớ nhung và tình yêu mãnh liệt của mẹ dành cho con.

Phân tích bài thơ Lòng Mẹ của Nguyễn Bính

*Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 
- Khéo léo phô bày tài tình các cung bậc cảm xúc diễn biến tâm lý của người mẹ 
- Sử dụng lời thơ gần gũi, quen thuộc với chốn thôn quê 

Kết bài:

- Tình cảm tác giả muốn nhắn gửi

- Trách nhiệm của con với đấng sinh thành


Phân tích bài thơ Lòng Mẹ của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Thơ ông xuất hiện mang cái vẻ của người nhà quê khó phai nhạt trong mắt bạn đọc. Đọc thơ Nguyễn Bính ta như đắm chìm vào một miền quê với những nét đẹp riêng thú vị không thể bắt gặp ở một hồn thơ khác. Bài thơ “lòng mẹ” được tác giả sáng tác vào năm 1936, được rút từ tập “lỡ bước sang ngang” khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Tác phẩm nói về tấm lòng của người mẹ dành cho con gái đi lấy chồng. Giây phút ấy lòng mẹ ngổn ngang trăm mối lo nghĩ.

Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không!

Con ạ! Đêm nay mình mẹ khóc
Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.

>>> Đọc hiểu bài thơ Lòng mẹ của Nguyễn Bính

“Lòng mẹ” là một bài thơ hay mang nhiều ý nghĩa của nhà thơ Nguyễn Bính. Bởi trên đời này không gì quý giá bằng tình mẫu tử, tình mẹ là bầu sữa nuôi lớn con trưởng thành. Trái tim của người mẹ dịu hiền luôn dõi theo, đồng hành cùng con trong mọi hành trình. Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ sớm, và ông không hề nhớ rõ mặt mẹ. Tuy nhiên những ấn tượng sâu đậm về người mẹ vẫn luôn khắc ghi trong trái tim ông. Chính nguồn cảm hứng này đã được nhà thơ tô đậm trong tác phẩm “lòng mẹ”, mang đến những cảm xúc bùi ngùi xúc động.

Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi! Mặc áo ra chào họ
Rõ quý con tôi! Các chị trông!
Ương ương dở dở quá đi thôi!
Cô có còn thương đến chúng tôi
Thì đứng lên nào! Lau nước mắt
Mình cô làm bận mấy mươi người.

Giây phút người con gái đi theo chồng, lòng mẹ ngổn ngang trăm mối lo nghĩ: vừa mừng vì con gái đã lớn, đã trưởng thành, đã tìm cho mình được bến bờ hạnh phúc. Vừa lo cho con về làm dâu không biết có thuận chèo mát mái, vừa mừng vừa tủi vì công dưỡng dục sinh thành nuôi con bao vất vả bây giờ nó chính thức về nhà người ta. Từ giây phút đấy con không được bao bọc trong vòng tay của mẹ, là giây phút đánh dấu sự trưởng thành của người con gái. Những lời thơ của mẹ mộc mạc, chân quê, là tiếng nói tự nhiên hằng ngày để dặn dò con gái. Ta có cảm giác như giây phút ấy mẹ đang phải mắng yêu con, mẹ không thể giấu được niềm vui sướng và tự hào về con. “Ương ương dở dở” là giọng chê giọng chê mà thật đầy thông cảm của mẹ dành cho con. Mẹ khuyên con gái nín đi và không được khóc khi đi lấy chồng. Vì con là đứa con yêu quý của mẹ được mẹ nuôi dạy khôn lớn trưởng thành. Mẹ nhắc nhở con rằng mình đã “làm khổ mấy mươi người” để nuôi dạy chăm sóc con được như ngày hôm nay.

Này áo đồng lầm, quần lĩnh tía
Này gương này lược này hoa tai
Muốn gì tôi sắm cho cô đủ
Nào đã thua ai đã kém ai?

Khổ thơ trên nói lên niềm tự hào của người mẹ một mình bà nuôi dạy con thành người, lo cho con bằng bạn bằng bè không thua kém gì ai. Một mình mẹ tần tảo nuôi con không phải là điều dễ dàng gì nhưng mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Nào áo đồng lầm, quần lĩnh tía, gương, lược, hoa tai,…

Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hái
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả
Tôi còn mạnh chán, khiến cô thương!

Mẹ cũng nhắc nhở con gái về những đóng góp của mình trong gia đình từ việc làm ruộng hái dâu cho đến việc quản lý nhà cửa với trả nợ. Mẹ biết mình vẫn còn mạnh mẽ và không cần sự thương hại tụi con. Giọng thơ ở đây của mẹ thật đanh đá nhưng là một thứ đanh đá giả tạo, cố gắng mạnh mẽ để con gái yêu yên lòng về nhà chồng. “Tôi còn mạnh chán, khiến cô thương” nghe có vẻ nhẫn tâm nhưng thực sự ở đây là sự nhẫn tâm cố ý để con không phải lo lắng cho mẹ yên tâm đi theo chồng.

Đưa con ra đến cửa buồng thôi
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! Đêm nay mình mẹ khóc
Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.

Khổ thơ cuối bài, những tâm trạng cảm xúc của mẹ buộc phải xa con được bộc lộ trực tiếp. Mẹ thường xuyên khóc trong đêm, nỗi nhớ nhung và tình yêu mãnh liệt của mẹ dành cho con. Tình cảm và sự hy sinh của mẹ là thứ tình cảm vô điều kiện, sẵn sàng dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con. “Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc” giọt nước mắt khóc thầm của mẹ được chàng thi sĩ mươi tám tuổi thấu hiểu và cảm nhận một cách tài tình.

Bằng việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt một cách độc đáo, Nguyễn Bính đã truyền tải cảm xúc cùng những ý nghĩa sâu sắc trong một không gian không hạn chế. Tình mẹ bao la rộng lớn không gì đong đếm được, ông đã khéo léo phô bày tài tình các cung bậc cảm xúc diễn biến tâm lý của người mẹ khi con gái đi lấy chồng, dành tình yêu thương vô bờ bến cho con. Cùng với việc sử dụng lời thơ gần gũi, quen thuộc với chốn thôn quê tác phẩm đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả đến tận bây giờ.

Bài thơ “lòng mẹ” đã nói lên tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, tình cảm vô bờ bến mẹ dành cho con. Những cảm nhận tinh tế của Nguyễn Bính mang đến lời thơ vô cùng ý nghĩa. Bài thơ cũng là lời nhắc nhở về trách nhiệm của con đối với mẹ, là tấm lòng hiếu thảo để đền đáp lao to lớn đó.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question