Phân tích bài thơ Mời trầu
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài thơ Mời trầu

icon-time12/2/2023

Trong kho tằng văn học Việt Nam, không ít những nhà thơ đã lấy tình yêu làm cảm hứng sáng tác, rất nhiều nhà thơ nổi tiếng là “ thi sĩ của tình yêu”. Trong đó, không thể không nhắc tới nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà một có một cách thể hiện nội tâm của bản thân hết sức nhạy cảm và tinh tế. Đặc biệt là qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát sự trọn vẹn của hạnh phúc lứa đôi. Dưới đây Phân tích bài thơ Mời trầu là bài mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo


Dàn ý Phân tích bài thơ Mời trầu

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Mời trầu.

II. Thân bài

- Nội dung bài thơ: Qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát về sự trọn vẹn của hạnh phúc lứa đôi.

+ “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”: lấy cái hồn của dân tộc Việt Nam, chính là sự thanh cao của quả cau, miếng trầu keo sơn để nói về tình yêu của mình.

+ “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”: “quệt” là một động từ độc đáo, được dùng bời con người cũng độc đáo, mạnh mẽ và đầy cá tính, khiến cho độc giả cảm thấy thích thú, và càng thêm yêu hơn cái quệt thật dễ thương, thấm đẫm sự tình ý ấy

+ “Có phải duyên nhau thì thắm lại/Đừng xanh như lá, bạc như vôi”: màu “xanh” của lá và màu “bạc” của vôi, khi được pha trộn lại hai màu này bạc và xanh đã hòa thành “thắm” rồi; một loạt các từ ngữ “có phải… thì… đừng … như…” xuất hiện, chẳng khác gì con dao sắc nhọn, cứa vào lòng, vào trái tim vốn chân thành, chung tình của nữ thi sĩ. 

- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại.

III. Kết bài 

Nêu suy nghĩ và tình cảm của bản thân dành cho tác giả, tác phẩm.

Dàn ý Phân tích bài thơ Mời trầu

Phân tích bài thơ Mời trầu

       Trong kho tằng văn học Việt Nam, không ít những nhà thơ đã lấy tình yêu làm cảm hứng sáng tác, rất nhiều nhà thơ nổi tiếng là “ thi sĩ của tình yêu”. Qua những bài thơ tình, người tác giả thể hiện rất rõ suy tư, trăn trở cùng những cung bậc cảm xúc, cùng niềm khao khát được hạnh phúc, được yêu thương. Những nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương lại có một cách thể hiện nội tâm của bản thân hết sức nhạy cảm và tinh tế. Đặc biệt là qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi:

“ Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

      Có thể nói, trong cuộc đời, nữ nhà thơ, bà đã gặp và nên duyên với rất nhiều người, chưng cuối cùng lại chẳng đi đến một cái kết đẹp. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng của thời tuổi trẻ lại gặp những lời giỡn cợt, trêu đùa của Chiêu Hổ, thoắt đã trở thành vợ lẽ của Tổng Cóc, sống cái kiếp tủi nhục trăm bề, ngày ngày sống trong sự cô đơn, u buông. Hay thậm chí người bạn văn chương như ông phủ Vĩnh Tường tưởng đâu đã tìm được bến đỗ, nhưng hóa ra cũng chỉ là một mộng ảo diễn ra thật ngắn ngủi. Trái tim nhỏ bé của Xuân Hương trải qua bao nhiêu mối tình, tưởng chừng đã nát tan vì sự trớ trêu ấy. Biết bao đêm trường bà nằm ôm hận một mình, tự thấy xót xa cho cuộc đời của chính mình.

Phân tích bài thơ Mời trầu

      Có lẽ bài thơ Mời trầu được ra đời vào khoảng thời gian nữ thi sĩ dựng quán nước mong tìm được người bạn trăm năm. Thực ra, trong lòng Xuân Hương từ lâu bà đã  tự ý thức được bản thân cần một bạn tri kỷ để tâm sự, để chia sẽ hơn là những tình cảm yêu đương nồng cháy một thời tuổi trẻ. Bởi lẽ, trải qua biết bao thăng trầm, bà cũng đã cảm nhận được sự cô đơn, lạnh giá vì vậy giờ đây bà rất cần những lời nói tâm tình, sự động viên an ủi.

      Rất thẳng thắn và chân thành, Hồ Xuân Hương giản dị mà bộc bạch:

“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”

      Tuy bề ngoài chỉ là những quả cau “nho nhỏ”, miếng trầu mang hương vị “hôi”, nhưng sâu bên trong ấy ẩn chứa một ý nghĩa rất sâu xa. Hồ Xuân Hương đã rất tài năng, tinh tế khi lấy cái hồn của dân tộc Việt Nam, chính là sự thanh cao của quả cau, miếng trầu keo sơn để nói về tình yêu của mình, rất độc đáo và thi vị theo một phong cách riêng biệt của nữ thi sĩ – phong cách Hồ Xuân Hương.

“Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

     Tác giả thể hiện cái tôi của mình rất độc đáo, chuẩn nhị mà lại mang nét duyên dáng. Hồ Xuân Hương tự trải lòng mình, bà tâm sự, bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình một cách chân thành. Câu thơ còn là một cách nói rất mới lạ, rất riêng của Xuân Hương “quệt”. Đây là một động từ độc đáo, được dùng bời con người cũng độc đáo, mạnh mẽ và đầy cá tính, khiến cho độc giả cảm thấy thích thú, và càng thêm yêu hơn cái quệt thật dễ thương, thấm đẫm sự tình ý ấy. 

      Thế nhưng đằng sau tấm chân tình tưởng chừng như rất ung dung, bình thản ấy là một giọng nói em dịu, nhẹ nhàng chất chứa biết bao nỗi niềm cảm xúc trong đó.

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

      Hai câu thơ hiện ra tràn ngập màu sắc, đó là màu “xanh” của lá và màu “bạc” của vôi, khi được pha trộn lại hai màu này bạc và xanh đã hòa thành “thắm” rồi. Từ “Thắm” là từ ngữ chỉ màu đỏ tươi của những miếng trầu đồng thời cũng là sự  thắm thiết tình nghĩa – đấy chính là sắc màu của sự hòa hợp, gắn bó, nghĩa tình thủy chung. Với ngòi bút đầy tài năng của mình, nhà thơ đã khai thác thật khéo léo, tài tình về ý nghĩa tượng trưng của các màu sắc. Khi ta thưởng thức chung cái lá trầu và thêm một chút vôi, chúng sẽ hòa quyện vào nhau tạo nên màu sắc thắm, “thắm lại ”. Nhưng nếu tách riêng chúng ra thì chỉ còn sự lạnh lùng, non nớt của màu xanh và sự bạc bẽo, hai lòng của cái màu bạc. Niềm khao khát về mái ấm hạnh phúc sao mà ưu tư và buồn thương đến thế. Đã vậy, một loạt các từ ngữ “có phải… thì… đừng … như…” xuất hiện, chẳng khác gì con dao sắc nhọn, cứa vào lòng, vào trái tim vốn chân thành, chung tình của nữ thi sĩ. 

      Bởi thế, trước sự lận đận, ngang trái trong đường tình duyên, trái tim ấm nóng, chân thành, của Xuân Hương đã cất tiếng để đòi hỏi một hạnh phúc nhỏ bé, chính đáng. Qua bài thơ, nữ thi sĩ đã gói gọn những thâm tình, cùng tấm lòng rộng mở với mong muốn được vẹn tròn chuyện tình duyên. Tâm tình và khát vọng ấy đã vang lên một cách đầy mạnh mẽ, bà mạnh dạn phá vỡ những định kiến lạc hậu, tàn nhẫn, u ám của xã hội cũ . Đó như là một tín hiệu tích cực, mở đầu cho sự đâm trồi, nảy nở của một ý thức cá nhân, dũng mãnh đứng lên đấu tranh đòi hạnh phúc cho bản thân nói riêng và cho những người phụ nữ bất hạnh khác nói chung. Chắc chắn rằng, tiếng vọng mời trầu của nữ thi sĩ sẽ băng qua mọi thời đại mà làm lay động đến bao tâm hồn.

---------------------------

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mời trầu . Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question