Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn)
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn)

icon-time11/2/2023

Tố Hữu được nhận xét là cây đại thụ của nền văn học thơ ca Việt Nam, các sáng tác của ông biểu hiện một lẽ sống lớn, tình cảm lớn của những con người cách mang. Thơ ông ghi dấu những ngày tháng tuy gian khổ mà hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta. Bài thơ Ta Đi Tới được, nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào khoảng tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả ca ngợi chiến thắng vang dội đồng thời gợi những suy nghĩ về đoạn đường phía trước. Dưới đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn) mời các bạn cùng tham khảo 


Dàn ý Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn)

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài 

- Hoàn cảnh sáng tác: Được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào khoảng tháng 8 năm 1954

- Nội dung chính: bài thơ Ta đi tới ra đời vừa để tổng kết và khép lại một hành trình lịch sử chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ, đồng thời vừa khẳng định về con đường mà ta sắp đi, sẽ không có điều gì có thể ngăn cản nổi dân tộc Việt Nam tiến lên giải phóng nước nhà.

- Tổng kết lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của toàn bài.

III. Kết bài 

Nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong bài thơ.

Trong hồi ký Nhớ lại một thời của Tố Hữu, có đoạn sau đây về bài thơ “Ta đi tới”:

“Sau khi được gặp Bác (ngày 8-5-1954), tôi ra về, vừa phấn khởi vừa lo lắng về công việc của mình. Bác nói: “… kẻ thù mới sẽ hùng mạnh và hung ác hơn nhiều”, bởi vậy công tác tư tưởng sắp tới phải chú ý khắc phục tính chủ quan và nhất là tâm lý “xả hơi” ngay trong Đảng ta. Khi tôi viết câu thơ “Đây mới là bài học đầu tiên” (trong “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”) là ngắm nói tới những chiến công khác trong tương lai. Thực tế đã diễn ra đúng như tiên đoán của Bác. Cũng chính nhận định quan trọng này của Bác đã thúc giục tôi viết tiếp bài “Ta đi tới” ngay trong tháng 8/1954, vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới (…) Đây có lẽ là bài được truyền bá rộng nhất cùng với bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bài thơ cũng được truyền rất nhanh vào Nam nên khi các đoàn tập kết ra Bắc đều đã có trong tay (…) Nếu không có chiến công “lừng lẫy địa cầu” ấy và quyết tâm đi tới giải phóng hoàn toàn đất nước thì làm sao ra thơ được?”

Dàn ý Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn)

Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn)

Đặng Thai Mai, bà đã từng có chia sẻ rằng  “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”. Thật vậy, Tố Hữu được nhận xét là cây đại thụ của nền văn học thơ ca Việt Nam, các sáng tác của ông biểu hiện một lẽ sống lớn, tình cảm lớn của những con người cách mang. Thơ ông phản ánh và ghi dấu những ngày tháng tuy gian khổ mà hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta. 

Bài thơ Ta Đi Tới được, nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào khoảng tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả ca ngợi chiến thắng vang dội đồng thời gợi những suy nghĩ về đoạn đường phía trước. Tác phẩm không chỉ chứa đựng niềm cảm xúc thời đại mà còn mang tính biểu tượng cao. Càng đọc bài thơ, độc giả lại thêm hiểu về con người và phong cách nghệ thuật của người thi nhân- Tố Hữu.

Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn)

Giống với tác phẩm Việt Bắc, bài thơ Ta đi tới ra đời vừa để tổng kết và khép lại một hành trình lịch sử chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ: “Chín năm kháng chiến thánh thần/Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn” đồng thời vừa khẳng định về con đường mà “Ta bước tiếp”, “Ta đi tới” sẽ không có điều gì có thể ngăn cản nổi, chắn đường dân tộc Việt Nam tiến lên giải phóng nước nhà

Qua những vần thơ, độc giả có thể cảm nhận được, dường như càng ngày nhà thơ Tố Hữu càng ý thức sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc Việt Nam. Những lời thơ thật thấm thía và xúc động biết bao về một đất nước Việt Nam anh hùng, đã trải qua bao “vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần”. Với lòng yêu nước thiết tha, tinh thần anh dũng, quyết tâm cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, các chiến vững bước ra đi, không ngại khó khăn, không ngại gian khổ, dù có phải trèo đèo lội suối, vẫn một lòng vì nước vì dân. 

Với một tình yêu vô bờ bến dành cho quê hương, đất nước, những hình ảnh thiên nhiên thật xinh đẹp, tươi tắn hiện ra: 

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca

… Đường ta đó tự do cuồn cuộn

Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi…

Tổ Quốc Việt Nam thật giàu đẹp làm sao. Những câu thơ trên đã gợi niềm vui phấn chấn, sự tự hào sâu sắc về cảnh đẹp xinh tươi của quê hương ta. “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh” đều là những hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện ở làng quê Việt Nam. Ánh nắng soi rọi xuống dòng sông Lô tươi mát, thấp thoáng đâu đây nghe “hò ô tiếng hát”,..Con đường mà tác giả đi khi ấy không chỉ khiến tác giả vui, thích thú bởi cảnh đệp mà còn vì con đường ấy đã giành lại được tự do hòa bình, lũ giặc ngoại xâm đã bị “cuốn sạch rồi”

Bài thơ được tác giả sử dụng rất nhiều động từ mạnh nhằm khẳng định ý chí quyết tâm trong việc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng vững chắc, giàu mạnh. Đồng thời ca ngợi tinh thần đoàn kết, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc của dân và quân ta đã không chịu bị khuất phục trước bọn đế quốc xâm lược.

------------------------------

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Phân tích bài thơ Ta đi tới (ngắn gọn) . Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question