Phân tích bài thơ Thu ẩm ngắn gọn
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích bài thơ Thu ẩm ngắn gọn

icon-time3/1/2024

Dưới đây là dàn ý và bài phân tích “Thu ẩm” chi tiết do Topbee biên soạn, mang đến cho các em những kiến thức hay về nội dung và nghệ thuật trong bài. Cùng tham khảo nhé!


Dàn ý Phân tích bài thơ Thu ẩm

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Trích thơ

2. Thân bài

* Hai câu đề:

- “Năm gian nhà cỏ” kết hợp sử dụng từ láy “le te” hiện rõ lên hoàn cảnh lụp sụp, là mái tranh rách nát, xơ xác.

- Không gian buổi đêm: “ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.

- “Lập lòe” lúc sáng lúc tối.

* Hai câu thực: 

- Các phụ âm đầu đứng gần nhau “làn”, “lóng”, “lánh” 

- “Bóng trăng loe”: từ mặt nước ao sáng lóe ra, tỏa sáng khắp không gian.

 

* Hai câu luận:

- Chữ “ai” lưng chừng như một mối hoài nghi, hình dung về một không gian huyền ảo bí ẩn. 

- Đôi mắt đỏ hoe: đôi mắt chứa nhiều cảm xúc khi phải chứng kiến cảnh đất nước đầy đau thương.

Phân tích bài thơ Thu ẩm ngắn gọn (ảnh 1)

* Hai câu kết:

- Từ “hay”: Nguyễn Khuyến say rượu ít mà say do tâm trạng thì nhiều.

=> Nhà thơ muốn mượn rượu để quên đi nỗi buồn đang chồng chất trong tâm hồn. Dường như chén rượu mà nhà thơ đang uống chứa chan nước mắt, khóc cho cuộc đời của chính mình và khóc cho nỗi niềm trước bao sự mất mát quá lớn.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chặt chẽ.

- Nội dung giản dị và hết sức tự nhiên.

- Cách gieo vần và sử dụng hình ảnh từ ngữ độc đáo.

3. Kết bài

- Nội dung, tình cảm của nhà thơ


Phân tích bài thơ Thu ẩm ngắn gọn

      “Thu ẩm” là một trong ba bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến viết về đề tài mùa thu. Nếu như trong “Thu điếu” bức tranh câu cá mùa thu lặng lẽ, cô đơn chỉ có ta với cảnh vật thiên nhiên. Thì trở lại với “thu ẩm” ta thấy được dáng thu, hồn thú và cả tâm tư của nhà thơ với nhiều điều khác biệt. Cùng với đó là tâm trạng băn khoăn, u uẩn của nhà thơ khi phải đứng nhìn cảnh đau thương mất mát của nước nhà.

“Năm gian nhà cỏ thấp le te

Độ năm ba chén đã say nhè.”

      Nguyễn Khuyến là nhà thơ với cốt cách thanh cao, có tình yêu quê hương, yêu đất nước sâu đậm. Tiêu đề “thu ẩm” cho thấy bức tranh mùa thu, mang đến một góc nhìn khác về dáng thu và hồn thu. Mùa thu trong bức tranh thu ẩm không chỉ đơn thuần là những giọt rượu mà cả là một hành trình thưởng thích đầy tinh tế và tao nhã. Cảnh vật trở lên đầy thú vị bất ngờ thông qua góc nhìn đầy tinh tế của nhà văn- một người đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.  

“Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè”

      Bức tranh mùa thu trong bài “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến hiện lên không có gì tươi đẹp, nổi bật. Đó là khung cảnh nghèo khổ của người dân trong xã hội cũ “năm gian nhà cỏ”. Nhà mà còn gọi là nhà cỏ thì giá trị đã xuống một bậc kết hợp với việc sử dụng từ láy “le te” hiện rõ lên hoàn cảnh lụp sụp, là mái tranh rách nát, xơ xác. “Gian nhà cỏ” là biểu trưng của cái nghèo, cái cực nhưng dường như Nguyễn Khuyến miêu tả khung cảnh ấy vào lúc đêm khuya để xóa mờ đi cái nghèo đó. Nếu như các nhà thơ khác khi miêu tả bức tranh thu thường chọn những hình ảnh, không gian sáng như lá vàng rơi, hãy miêu tả các sự vật đẹp đẽ là tinh hoa hội tụ của đất trời. Khi đến với mùa thu của Nguyễn Khuyến ta bắt gặp được không gian đặc biệt là buổi đêm: “ ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe”. Trong màn đêm tối sâu thẳm, chỉ có ánh sáng của đom đóm “lập lòe” lúc sáng lúc tối. 

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.”

 

      Quả thực Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nhạy cảm, cảm nhận khung cảnh thiên nhiên rất tinh tế. Trời thu như màu khói nhạt phủ quanh lưng giậu, bóng trăng soi trên mặc ao gợn sóng lăn tăn tạo lên cảm giác kì ảo. Các phụ âm đầu đứng gần nhau “làn”, “lóng”, “lánh” thể hiện tài năng sử dụng ngôn từ độc đáo của thi nhân. Khung cảnh làng quê hiện lên hòa nhịp cùng tâm hồn của Nguyễn Khuyến khơi gợi cảm hứng sáng tác. Ánh trăng là thi liệu quen thuộc trong thơ ca Việt Nam lại càng trở nên mới mẻ sinh động khi được nhiêu tả qua đôi mắt của thi sĩ tam nguyên Yên Đổ. Ánh trăng ấy chẳng phải là trăng khuyết, trăng tròn mà là “bóng trăng loe”. Bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng lóe ra, tỏa sáng khắp không gian. Ánh trăng nhìn qua ao hiện lên với vẻ đẹp lóng lánh sáng lóe những chùm sáng khắp không gian.

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.”

      Da trời thì ai nhuộm màu xanh ngắt, mắt người không vầy mà cũng đỏ hoe. Phải chăng đó là con mắt của người đang say sưa thưởng thức rượu. Chữ “ai” lưng chừng như một mối hoài nghi, nghe lơ lửng như chắc không phải vô ý. Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi ra cho người đọc sự hình dung về một không gian huyền ảo bí ẩn. Đôi mắt đỏ hoe ở đây phải chăng là tâm trạng chứa đầy tâm tư của tác giả, đó là đôi mắt chứa nhiều cảm xúc khi phải chứng kiến cảnh đất nước đầy đau thương.

“Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.”

Phân tích bài thơ Thu ẩm ngắn gọn (ảnh 2)

      Mãi đến cuối bài thơ, hình ảnh người với chén rượu mới được thể hiện một cách rõ nét. Nhà thơ đang chìm đắm trong chén rượu, uống rượu để thao thức nhưng thao thức lại uống rượu để quên đi nỗi đau. Dù ông biết nỗi đau ấy mãi mãi không bao giờ có thể xóa nhà trong tâm trí. Đó là nỗi đau mình, về một vị quan tài giỏi nhưng không thể giúp gì cho đất nước. Từ “hay” gợi cho ta nhiều suy nghĩ, Nguyễn Khuyến say rượu ít mà say do tâm trạng thì nhiều. Nhà thơ muốn mượn rượu để quên đi nỗi buồn đang chồng chất trong tâm hồn. Sự thực về cuộc đời là tấm bi kịch mà thi sĩ phải gánh khi tuổi già ốm đau lại chỉ một mình làm bạn với chén rượu men say để vơi bớt đi nỗi buồn. Dường như chén rượu mà nhà thơ đang uống chứa chan nước mắt, đôi mắt của tuổi già đó lại đang khóc cho cuộc đời của chính mình và khóc cho nỗi niềm trước bao sự mất mát quá lớn.

      Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chặt chẽ nhưng nội dung giản dị và hết sức tự nhiên. Cùng có cách gieo vần và sử dụng hình ảnh từ ngữ độc đáo bài thơ làm nên nét độc đáo nổi bật trong phong cách thơ Nguyễn Khuyến.

      “Thu ẩm” là một trong ba bài thơ thu tiêu biểu của Nguyễn Khuyến, thể hiện tâm trạng buồn thấm đẫm vào cảnh vật. Đó là nỗi buồn và day dứt khi đứng yên nhìn đất nước rơi vào cảnh khốn khổ. Là một người tài giỏi từng là một vị quan nay Nguyễn Khuyến chỉ lực bất tòng tâm. Nhà thơ chỉ biết mượn rượu để giải đi nỗi sầu nhân thế, thế nhưng càng giải nỗi sầu càng thêm chồng chất.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question