Phân tích bài Việt Bắc học sinh giỏi nâng cao
Tố Hữu - một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của ông nổi bật về thơ trữ tình - chính trị, trong đó có Việt Bắc, một trong những tác phẩm nổi bật trong các sáng tác của ông về tình cảm quân dân Việt Bắc. Hãy cùng Topbee đến với bài văn Phân tích bài Việt Bắc học sinh giỏi nâng cao của nhà thơ Tố Hữu.
Dàn ý phân tích bài Việt Bắc học sinh giỏi nâng cao
I. Mở bài
- Đôi nét khái quát về tác giả Tố Hữu - bài thơ Việt Bắc
- Dẫn vào đề: Phân tích bài thơ Việt Bắc
II. Thân bài
- Những khát quát về hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính tác phẩm
- Phân tích chi tiết tác phẩm Việt Bắc
+ Tình cảm quân - dân gắn bó qua cuộc kháng chiến đầy gian khổ
+ Những nỗi niềm và lòng yêu thương của người ra đi dành cho người ở lại
+ Hình ảnh bức tranh tứ bình
+ Ngày ra trận đầy hào hùng của cuộc kháng chiến
=> Suy nghĩ riêng về mảnh đất Việt Bắc và tình cảm thắm tình quân dân với con người nơi đây.
III. Kết bài
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật tác phẩm
- Đánh giá tài năng của tác giả và sự nghiệp văn học của Tố Hữu.
Bài văn phân tích bài Việt Bắc học sinh giỏi nâng cao
Lá cờ đầu trong nền thơ ca Việt Nam, một hồn thơ giàu chất trữ tình - chính trị đầy nhân văn và sâu sắc - đó chính là nhà thơ Tố Hữu, chắc hẳn cái tên đã không còn xa lạ với những ai yêu thích văn học Việt Nam qua các thời kì. Hồn thơ của ông là sự kết hợp đầy tinh tế giữa yếu tố cách mạng khi ông đã cùng đất nước trải qua cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Tố Hữu đã có mặt trong mọi chiến trường của đất nước, chính vì lẽ đó, thơ ông ẩn chứa những sự kiện vẻ vang, quan trọng của dân tộc. Các tác phẩm thơ của Tố Hữu cũng chuyên chính về cuộc sống cách mạng, có thể kể đến Việt Bắc - bài thơ đã nói lên những kỉ niệm vẻ vang về một trang sử đầy hào hùng của dân tộc.
Tác phẩm Việt Bắc được tác giả sáng tác khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc vào năm 1954, đây cũng chính là thời điểm cán bộ Cách mạng của cơ quan đầu não quay trở về Hà Nội, với những tình cảm gắn bó sâu sắc và đầy kỉ niệm, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ để khắc họa cuộc chia li đầy buồn bã, bịn rịn và lưu luyến giữa những chiến sĩ cách mạng và đồng bào Việt Bắc yêu mến.
Những câu thơ đầu rất tinh tế và gần gũi khi tác giả tái hiện nỗi nhớ thương của người ở lại, những con người Việt Bắc mến thương với tình cảm sâu đậm và ấm áp:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Chính câu thơ đầu cũng như một lời hỏi rất ý nhị và tinh tế, nhà thơ đã khéo léo khi mượn những tình cảm của tình yêu để thể hiện tình cảm gần gũi của cuộc cách mạng. “Mình - ta” - cặp đối đầy những nhớ nhung, những tình cảm yêu thương nồng ấm của tình cảm quân dân.
Người ở lại với tấm lòng nhớ nhung đến vậy thì người ra đi cũng không khỏi bịn rịn, nhớ thương khi đáp lại tình cảm ở từng dòng thơ trong vế thứ hai của bài thơ:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Đó là những suy tư, những trăn trở và là tiếng lòng rạo rực đã để lại những buồn bã và xúc động đối với người ở lại về một cuộc chia ly đầy nỗi buồn. Những điều thân thương mà bình dị đó là kỉ niệm đầy sâu sắc trong tâm trí mỗi người cán bộ chiến sĩ không thể phai nhòa, một khoảng thời gian gắn bó đã tạo nên sự gắn kết, những kí ức đẹp trong tâm hồn những chiến sĩ. Họ đã cùng nhau vượt qua những khó khăn cùng nhau, những ngày tháng gian khổ cùng nhau.
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”
“Mình - ta” luôn sánh đôi cùng nhau qua những ngày tháng, năm tháng đã trở nên thân thuộc trong cuộc sống, tất cả như được gắn kết lại với nhau, hòa làm một, thành một khối chung hòa và thống nhất với nhau không gì có thể ngăn cách được. Đó là một thứ tình cảm bình dị nhưng cũng rất đỗi thân thương và thân thuộc của cán bộ chiến sĩ và con người Việt Bắc - hiền lành, đảm đang.
Khi rời xa mảnh đất Việt Bắc đầy kỉ niệm, chắc hẳn trong tâm hồn mỗi chiến sĩ sẽ không thể quên những hình ảnh về thiên nhiên, về con người Tây Bắc. Bức tranh tứ bình đẹp đẽ và nhiều màu sắc được tác giả khắc họa nơi mảnh đất Việt Bắc qua hình ảnh gần gũi và rất đỗi quen thuộc. Núi rừng đầy màu sắc của hoa chuối, màu hoa mơ, hay lấp lánh ánh trăng đêm. Trong những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và ấm áp là vẻ đẹp đầy thân thương của con người Việt Bắc - khi làm việc, khi vui chơi và khi giao lưu văn hóa với các chiến sĩ Việt Bắc.
Tác giả đã khéo léo khắc họa trong nỗi nhớ đó là hình ảnh những năm tháng kháng chiến đầy hào hùng:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Bài thơ với giọng điệu ấm áp và nhẹ nhàng nhưng khi nói về vấn đề chính trị, về cuộc kháng chiến, giọng thơ trở nên hào hùng hơn bao giờ hết, Tố Hữu đã khéo léo khi sử dụng các hình ảnh nhân hóa của núi rừng Việt Bắc để như một người mẹ bảo vệ cho những đứa con của mình, cho nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc thực hiện mọi thắng lợi. Những cuộc hành quân trên Việt Bắc cũng là những kỉ niệm sâu đậm không thể nào quên.
“Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
Những dòng thơ cuối là lời đáp cũng là lời kết đầy yêu thương của người đi muốn nhắn nhủ với người ở lại rằng dù có ở phương trời nào thì tình cảm với Việt Bắc với con người nơi đây vẫn còn đó vẫn không phai nhòa trong tâm trí về một khoảng thời gian đầy kỉ niệm đẹp và ấm áp. Đó là tấm lòng thủy chung son sắt của người đi - kẻ ở xuyên suốt trong tác phẩm.
Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu khắc họa rất thành công qua sự kết hợp độc nhất giữa thế thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc gần gũi và rất đỗi quen thuộc. Tất cả đã thể hiện sâu sắc những tình cảm nồng ấm cao đẹp, là tấm lòng thủy chung của các cán bộ chiến sĩ Việt Bắc và nhân dân nơi đây. Tác phẩm không chỉ đơn giản là kể về một cuộc chia tay đầy xúc động mà con muốn nhắn gửi đến bạn đọc hãy chân quý những gì mà đất nước đang có, những khó khăn mà dân tộc đã phải trải qua trong những cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc để có hòa bình như ngày hôm nay. Đó là những trang sử vẻ vang mà “Việt Bắc” vẫn còn nguyên giá trị cho đến hiện tại và tương lai.
-------------------------------
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Việt Bắc học sinh giỏi nâng cao do Topbee biên soạn, hi vọng đã cung cấp những tri thức cần thiết giúp các em viết bài văn tốt hơn. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!