Phân tích cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Thêm một của Trần Hòa Bình
Trần Hòa Bình là "Chàng thi sĩ của những khúc ru tình". Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Trần Hòa Bình phải kể đến bài thơ Thêm một. Cùng Topbee Phân tích cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Thêm một để thấy được nét đặc sắc trong bài thơ này nhé!
Đề bài: Phân tích cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Thêm một của Trần Hòa Bình
THÊM MỘT
“Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết…
Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một – phiền toái thay!
Nhưng mà tôi cũng biết
Thêm một – lắm điều hay
Thêm một lời dại dột
Tức thì em bỏ đi
Nhưng thêm chút lầm lì
Thế nào em cũng khóc!
Thêm một người thứ ba
Chuyện tình đâm dang dở
Cứ thêm một lời hứa
Lại một lần khả nghi!
Nhận thêm một thiếp cưới
Thấy mình lẻ loi hơn
Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết…
Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một – lắm điều hay…”
Trần Hòa Bình
Dàn ý Phân tích cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Thêm một của Trần Hòa Bình
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
- Khổ thơ 1:
+ Bốn câu thơ này tập trung vào việc miêu tả sự thay đổi của thiên nhiên và thời gian thông qua việc thêm với điệp ngữ ‘’Thêm một’’.
+ Điệp ngữ ‘’Thêm một’’ một lần nữa được miêu tả cùng với tiếng chim gù trở thành ban mai tinh khiết.
- Khổ thơ 2:
+ Ở khổ thơ thứ hai nhà thơ suy đoán cái thêm một ấy lại trở nên phiền toái bằng cách sử dụng từ ngữ đối lập "Dĩ nhiên",, "Nhưng mà"
- Khổ thơ 3:
+ Dường như, ta thấy được thái độ lầm lì, những lời dại dột của nhà thơ đã khiến tình yêu ngày càng xuống cấp.
+"Thêm một lời dại dột" gợi lên một hành động thiếu khôn ngoan, được thực hiện một cách liều lĩnh và không cân nhắc hậu quả sau này.
- Khổ thơ 4:
+ Đoạn thơ cho người đọc thấy được cảm xúc về sự cô đơn, thiếu vắng khi họ nhìn thấy những người khác đang hạnh phúc, còn thấy mình lại lẻ loi.
+ Tác giả nhận ra rằng trăng còn tròn mà bản thân thì lại khuyết, tình yêu đối với tác giả đang trên đà tan vã, không được tròn trịa mà chỉ khuyết.
3. Kết bài: Tóm lại vấn đề cần nghị luận
Phân tích cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Thêm một của Trần Hòa Bình
Nhắc đến nhà thơ Trần Hòa Bình ta không thể không nhớ lại câu nói: ‘’ Với ông, làm báo không chỉ là viết báo mà phải biết tổ chức trang báo’’. Ông không chỉ để lại ấn tượng trên chặng đường làm báo của mình mà còn độc đáo trên sự nghiệp sáng tác thơ. Bài thơ Thêm một như là lời chiêm nghiệm chân thành từ cuộc sống riêng tư đa truân của ông đã chạm đến trái tim của đông đảo độc giả được thể hiện qua cấu tứ và hình ảnh.
Cảm nhận tứ thơ ở những câu đầu bài, ta thấy mọi sự vật hiện diện qua những hình ảnh màu sắc tươi mới, trong trẻo,tinh khiết.
‘’ Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết...’’
Bốn câu thơ này tập trung vào việc miêu tả sự thay đổi của thiên nhiên và thời gian thông qua việc thêm với điệp ngữ ‘’Thêm một’’. Đoạn thơ miêu tả việc thêm vào một chiếc lá rụng đã trở thành mùa thu. Dường như, tác giả muốn cho độc giả cảm nhận được rằng dấu hiệu của mùa thu đến là khi chiếc lá rụng. Mùa thu là mùa của những tấm áo màu vàng rơi bao phủ khắp nơi và đó là một hiện tượng tự nhiên vốn vô cùng quen thuộc. Điệp ngữ ‘’Thêm một’’ một lần nữa được miêu tả cùng với tiếng chim gù trở thành ban mai tinh khiết. Mùa hạ đã chầm chậm đi qua để bước sang mùa thu ghi ấn bao dấu ấn đẹp đẽ của đất trời. Điều này cho thấy sự biến đổi từ mùa hè sang mùa thu và từ đêm tối sang ban mai một cách rõ nét.
‘’Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một - phiền toái thay!
Nhưng mà tôi cũng biết
Thêm một - lắm điều hay’’
Ở khổ thơ thứ hai nhà thơ suy đoán cái thêm một ấy lại trở nên phiền toái bằng cách sử dụng từ ngữ đối lập "Dĩ nhiên",, "Nhưng mà"cho thấy đằng sau phiền toái ấy vẫn lóe lên những mặt tích cực, những "điều hay" trong đó. Bằng biện pháp nghệ thuật đối lập, câu văn ngắn gọn góp phần tạo nên nhiều ý nghĩa cho đoạn thơ.
‘’Thêm một lời dại dột
Tức thì em bỏ đi
Nhưng thêm chút lầm lì
Thế nào em cũng khóc!’’
Dường như, ta thấy được thái độ lầm lì, những lời dại dột của nhà thơ đã khiến tình yêu ngày càng xuống cấp. "Thêm một lời dại dột" gợi lên một hành động thiếu khôn ngoan, được thực hiện một cách liều lĩnh và không cân nhắc hậu quả sau này. Chỉ vì cái dạ dột ấy mà em bỏ đi, tình yêu ấy ngày càng đi xuống vì sự bộc phát, không suy nghĩ kĩ của chính bản thân mình. Không chỉ lời dại dột mà chút lầm lì ấy đã khiến em khóc, đau khổ và bị tổn thương sâu sắc. Tình yêu đã đến giai đoạn của sự đau khổ và ngày càng tan biến.
‘’ Thêm một người thứ ba
Chuyện tình đâm dang dở
Cứ thêm một lời hứa
Lại một lần khả nghi!’’
Mối quan hệ yêu đương ấy đã đang trên đà tan vỡ được thể hiện qua cách dùng từ ngữ: ‘’người thứ ba’’, ‘’dang dở’’, ‘’khả nghi’’. Mối tình bị trở trái ấy khi thêm người thứ ba xen vào cuộc tình của cả hai lại đâm ra dang dở. "Cứ thêm một lời hứa" luôn liên tục đưa ra những lời hứa hẹn để duy trì và cứu vãn mối quan hệ này. Nhưng những lời hứa hẹn đó không đáng tin cậy, chỉ càng làm cho mối quan hệ thêm phức tạp và nghi ngờ thêm.
‘’ Nhận thêm một thiếp cưới
Thấy mình lẻ loi hơn
Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết...’’
Đoạn thơ cho người đọc thấy được cảm xúc về sự cô đơn, thiếu vắng khi họ nhìn thấy những người khác đang hạnh phúc, còn thấy mình lại lẻ loi. Tác giả nhận ra rằng trăng còn tròn mà bản thân thì lại khuyết, tình yêu đối với tác giả đang trên đà tan vã, không được tròn trịa mà chỉ khuyết.
‘’Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một - lắm điều hay...’’
Dường như tứ thơ không bao giờ kết thúc mà còn khơi gợi cảm xúc người đọc bằng cụm từ ‘’ Thêm một’’ ‘’lắm điều hay’’.
Bài thơ ‘’Thêm một’’ đã cho ta thấy sự nhạy cảm và tinh tế của tâm hồn tác giả. Đọc bài thơ ta càng yêu thêm cây bút tinh tế của nhà thơ.