Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ sang thu
Để cảm nhận được vẻ đẹp của thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Hãy cùng Topbee phân tích bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ sang thu:
1. Mở bài: Khái quát về tác giả và tác phẩm.
2. Thân bài:
- Khổ 1: Những dấu hiệu của sự chuyển giao mùa.
- Khổ 2: Sự thay đổi của vạn vật xung quanh.
- Khổ 3: Sự xót lại của mùa thu và suy tư của nhà thơ.
3. Kết bài: Suy nghĩ của đọc giả về bài thơ.
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ sang thu:
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có vô vàn tác phẩm thơ văn hay nói về vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật qua các mùa. Nhưng đã số các nhà thơ thường chọn mùa xuân – vì đây là mùa rực rỡ nhất trong năm, hay chọn mùa hạ - mùa của những kỉ niệm. Nhưng đối với nhà thơ Hữu Thỉnh ông lại chọn mùa thu là đề tài cho tác phẩm của mình về thiên nhiên. Và đó cũng là bài thơ ngày hôm nay ta sẽ phân tích về kết cấu cũng như những hình ảnh được nhà thơ gửi gấm – bài thơ “Sang thu”.
Trước hết, hãy nói về nhà thơ Hữu Thỉnh – ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì hòa bình. Ông là người viết nhiều, viết hay về cuộc sống và con người ở nông thôn. Thơ ông tuy giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như “Âm vang chiến hào”, “Thương lượng với thời gian” hay “Sang thu”. Về phần bài thơ “Sang thu” – là khoảnh khắc chuyển giao từ cuối mùa hạ sang mùa thu, là khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng dòng chảy suy tư của tác giả. Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ với những từ ngữ và hình ảnh sinh động, khắc họa sự chuyển động của vạn vật vào thời khắc tươi đẹp.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Bắt đầu với khổ thơ đầu thơ đầu tiên là những dấu hiệu thay đổi của thiên nhiên để báo cho con người biết rằng mùa thu đang đến. “Bỗng nhận ra hương ổi” – tác giả sử dụng từ “bỗng” thể hiện một sự ngạc nhiên và bất ngờ của ông khi chợt nhận ra một điều gì đó. Và điều mà nhà thơ nhận ra ở đây có lẽ là một mùi hương của ổi. “Hương ổi” – một mùi hương ngào ngạt, lan rộng có thể đánh thức mọi giác quan của con người. Và khi người ta ngửi thấy mùi hương này thì họ cũng nhận ra rằng mùa thu đã sắp đến rồi. Hương thơm ấy “phả vào trong gió se”, động từ “phả” cho thấy dòng chảy của hương ổi vô cùng mạnh mẽ, “gió se” miêu tả bầu không khí se se lạnh và gió thổi thoang thoảng. Những dự báo này cho con người phát giác rằng màu thu thực sự đang sắp đến.
Trong tiết trời se se như vậy, “sương chùng chình qua ngõ” che lấp cả một vùng trời như muốn ôm trọn mùa thu. Sử dụng từ lấy “chùng chình” thể hiện thái độ ung dung, thư thái của mùa thu, nó cứ nhẹ nhàng đến nhưng để lại cho con người nhiều bồi hồi và lưu luyến. Cách ngắt nhịp ngay sau từ “chùng chình” tạo nhịp điệu và làm kết cấu câu văn trở nên đặc biệt. Trước khung cảnh đó, nhà thơ chợt nghĩ “Hình như thu đã về”. Lần này không còn là những nghi ngờ nữa mà tác giả đã có phần chắc chắn hơn về việc mùa thu thực sự đã về. Từ “Hình như” ở đây không có ý chỉ sự nghi ngờ của nhà thơ mà nó là sự phát giác của Hữu Thỉnh khi biết mùa thu đã đến rồi. Sau những dấu hiệu về sự xuất hiện của mùa thu, thì thực sự mùa thu đã về.
Đến với khổ thơ tiếp theo, mùa thu được nhà thơ miêu tả rộng và bao quát hơn qua nhiều khía cạnh khác nhau. Bắt đầu là “Sông được lúc dềnh dàng”, nhà thơ đã nhân hóa dòng sông bình thường trở thành một dòng sông có tâm trạng như con người. Ý nói sông dềnh dàng ở đây là tâm trạng trải dài, lửng lơ. Phép nhân hóa đã làm cho hình ảnh dòng sông trở nên sinh động và đầy sức gợi hình gợi cảm. Tiếp đến là nói về con vật trong tiết trời mùa thu thì “Chim bắt đầu vội vã”, vậy vì sao chim lại phải vội vã như vậy, chúng phải tìm chỗ ẩn nấu cho mình thật màu để có thể yên bình trải qua màu thu này. Khi thu đến thì cảnh vật và muôn thú đều phải thay đổi nhịp sống cũng như những hoạt động hằng ngày của mình. “Có đám mây mùa hạ” – “đám mây” chính là biểu tượng của sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu. Trong cái khoảng thời gian vào thu này thì vẫn còn xót lại những vết tích cuối cùng của mùa hạ. Điều này cũng giúp con người nhân biết được rằng đây đang là khoảng thời gian đầu mùa thu. Lại một lần nữa nhà thơ đã nhân hóa “đám mây” khi nói “vắt nửa mình sang thu”. Một cách so sánh vô cùng độc đáo, cụm từ “vắt nửa mình” cùng độc đáo hơn khi thể hiện được sự chuyển động một cách mượt mà, uyển chuyển của sự giao thua và chuyển mình từ mùa hạ sang màu thu. Bằng ngôn từ cũng như sự tinh tế của mình, nhà thơ đã biến các câu văn trở nên đặc biệt thông qua các phương pháp nghệ thuật. Từ đó làm kết cấu đoạn thơ trở nên độc đáo, hình ảnh thì phong phú và đặc sắc.
Và cuối cùng là đoạn thơ thứ ba, cũng sẽ là cảnh vật vào mùa thu nhưng đi kèm lại là nhưng dòng suy nghĩ của nhà thơ. Lúc này, những vết tích của mùa hè vẫn còn lại đâu đó, vẫn còn những ánh nắng, cơn mưa, chỉ là nó đã không còn nguyên vẹn như ban đầu nữa, mà “đã vơi dần” đã mất đi, đến cả “sấm cũng bớt bất ngờ”. Mọi thứ làm ta liên tưởng đến việc một người có tuổi khi đã trải qua quá nhiều sống gió, thăng trầm trong cuộc sống đã khiến cho họ trở nên cứng cỏi và chai lì với những biến số của cuộc đời, dần họ trở nên bình thản trước mọi sự việc có thể xảy ra, cảm xúc thì bắt đầu mai mục theo thời gian. Đây cũng có lẽ là những suy tư của chính nhà thơ trong khổ thơ cuối cùng này.
Bằng ngòi bút khéo léo của mình, Hữu Thỉnh đã thành công khi miêu tả một mùa thu tuyệt đẹp gửi đến những đọc giả. Những biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh mà nhà thơ sử dụng để khiến kết cấu bài thơ trở nên đặc biệt, từ đó đặc tả được những nét riêng biệt của mùa thu hay khoảnh khắc giao mùa. Hình ảnh sinh động và đa dạng đã giúp người đọc hình dung một cách rõ nét về khung cảnh thiên nhiên và vạn vật vào mùa thu này.
Kết thúc bài thơ, nhà thơ như gửi một lời tâm sự đến người đọc của mình. Có lẽ đối với ông mùa thu là một mùa đặc biệt nhất, nó có thể đẹp rực rỡ nhưng song với đó là những nỗi niềm chất chứa về cuộc sống.