Phân tích Chiếc lá đầu tiên Hoàng Nhuận Cầm
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích Chiếc lá đầu tiên Hoàng Nhuận Cầm

icon-time6/2/2023

Tuyển tập dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Chiếc lá đầu tiên Hoàng Nhuận Cầm hay và ngắn gọn nhất. Mời các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo tham khảo nhé!


Dàn ý Phân tích Chiếc lá đầu tiên Hoàng Nhuận Cầm


a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.


b. Thân bài

* Nỗi nhớ những kỉ niệm thời xưa:

- Tất cả đã xa rồi.

- Tuổi thơ ra đi cao ngạo.

- Hình ảnh “Hoa súng tím, chùm phượng hồng, tiếng ve”

* Nỗi nhớ trường lớp, bạn bè, thầy cô:

- Nghĩ đến trường lớp bàn bè thầy cô có biết bao nhiêu lời muốn nói và sự xúc động.

- Muốn hát về trường cũ.

- Nhớ lại những kỉ niệm về từng góc sân trường, về những hoạt động rộn vang tiếng cười trong lớp.

* Sự nuối tiếc về những kỉ niệm về một thời đã xa

- Xúc động khi nhắc lại những câu chuyện xa xưa.

- Thời gian cứ trôi chỉ có tóc thầy thêm bạc.

- Tiếc nuối những khoảnh khắc thanh xuân “ngủ quên, cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ, vặt hoa quả trộm”

- Những kỉ niệm với tình yêu thời học trò.


c. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm.


Phân tích Chiếc lá đầu tiên Hoàng Nhuận Cầm

Phân tích Chiếc lá đầu tiên Hoàng Nhuận Cầm

      Những kỉ niệm về tuổi học trò luôn là những kỉ niệm đẹp nhất mà ai cũng muốn quay trở lại. Cũng chính vì thế mà “Chiếc lá đầu tiên” của Hoàng Nhuận Cầm ra đời chính là tiếng lòng của tác giả muốn gửi đến những kỉ niệm thời quá khứ. Bài thơ với tám khổ thơ đã kể lại được những hoài niệm về thời học trò tươi đẹp và xúc động. Trong đó hai khổ thơ đầu là những hoài niệm đẹp đẽ của tác giả về những kỉ niệm xưa.

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say

 

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu

      Việc xưng hô “em” ở câu đầu tiên đã cho thấy bài thơ như là lời của tác giả muốn gửi đến người mình thương. Tất cả đã xa rồi, thời gian thì không chờ đợi ai nên những năm tháng tuổi thơ kia cũng lặng lẽ mà trôi đi. Những hình ảnh về tuổi thơ cứ thế dần hiện lên trước mắt. Bông hoa súng tím khiến ta mê say. Nhắc đến những ngày hè, không thể không nhắc đến những chùm phượng hồng thắm, những tiếng ve tuy ầm ĩ, ồn ào nhưng náo nhiệt, sôi động. Vào thời đi học, chỉ cần hai thứ đó thôi đã khiến học sinh vui mừng vì đó chính là dấu hiệu báo mùa hè và kì nghỉ hè sắp tới. Cũng chính vì lý do đó mà những chú ve bị tác giả nói là vô tâm báo trước.

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu

Lời hát đầu xin hát về trường cũ

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ

Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm

 

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em

Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ

Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi

 

“Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi

Với lại bảy chú lùn rất quấy!”

Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy

(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

      Sau những hoài niệm về tuổi thanh xuân tươi đẹp, tác giả bắt đầu nhớ về những kỉ niệm với trường lớp, thầy cô và bạn bè. Có rất nhiều điều muốn nói, có rất nhiều điều xúc động, lời hát đầu tiên, lời nói đầu tiên tác giả đều muốn nói về trường cũ. Nơi mà có lớp học với bức tường màu xanh quen thuộc, với sân trường rộng có bao nhiêu cây xanh, ban đêm nghe tiếng bàng rụng. Giành lời nói, lời hát cho trường cũ nhưng nỗi nhớ đầu vẫn chỉ giành cho em - mỗi tình ngây ngô thời học sinh. Câu hỏi không biết rằng liệu mọi người có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên mình không đã cho thấy sự thiết tha về nhưng người đã cùng mình trải qua thời học sinh. Câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và chú lùn vốn chả còn gì xa lạ với mỗi chúng ta, tuy nhiên, qua những câu chuyện của những cô cậu học sinh thì câu chuyện lại trở lên buồn cười hơn nhiều. Câu thơ (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao) được đặt trong dấu ngoặc kép có thể là để giải thích cho hành động ở trên, có thể là muốn nhấn mạnh vào niềm sung sướng, hạnh phúc khi được cùng bạn bè cười đùa trong lớp học.

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào

Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy

Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy

Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm

 

Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên

Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ

Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ

Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi

      Dù có kể nhiều như nào thì cũng không bao giờ hết, dù có muốn quay trở lại thì cũng không bao giờ có thể quay lại được, chính vì thế “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào” lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh những kỉ niệm về một thời đã qua. Cái thời mà chỉ cần nhắc lại là xúc động, là xôn xao. Nhưng rồi thời gian vẫn trôi, chả chờ đợi ai. Mùa hoa mơ rồi lại đến mùa hoa phượng, thầy giáo đã đứng thêm bao nhiêu lớp nữa, tóc thầy bạc trắng thêm. Mong ước tóc thầy đừng bạc nữa đã cho thấy tình yêu thương và sự biết ơn của học sinh giành cho thầy giáo cũ. Và rồi sự thật phũ phàng vẫn luôn diễn ra, thời bím tóc trắng ngủ quên đã thực sự hết, thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ cũng đã không còn, thời mà những hoa quả chín, những nhành hoa thơm mà mình cùng các bạn vặt trộm cũng không bao giờ quay trở lại nữa. Tất cả những việc làm đó đều là những việc làm quen thuộc mà chắc hẳn ai trong chúng ta thời học sinh cũng đều trải qua.

Em đã yêu anh, anh đã xa rồi

Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi

Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại

Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.

      Và rồi kỉ niệm cuối cùng cùng những năm tháng thanh xuân tươi đẹp chính là những kỉ niệm về mối tình đầu ngây ngô trong sáng. Tình yêu ngây ngô lấy gốc bàng làm nơi hẹn hò, trò chuyện. Mai mê đến nối không biết sau lưng mình có những chiếc lá đầu tiên đã rơi.

      Bài thơ với tám khổ thơ, tuy không dài nhưng cũng không ngắn để nói ra hết được những kỉ niệm thanh xuân đã trôi đi. Dù lớn lên, có lẽ những kỉ niệm thời học sinh vẫn luôn là khoảng thời gian mà chúng ta muốn quay trở lại nhất. Bài thơ đã mang chúng ta trở lại những ngày thơ ấu cùng những kỉ niệm quý giá thời học sinh.

---------------------------------

Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý cùng bài văn mẫu Phân tích Chiếc lá đầu tiên Hoàng Nhuận Cầm. Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question