Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai ngắn gọn
Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm xúc động của nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp. Tiểu thuyết đã xây dựng thành công nhân vật Antunai nghị lực, kiên cường và giàu lòng nhân hậu. Nhân vật đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cùng Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai ngắn gọn để thấy được tài năng phân tích tâm lý nhân vật bậc thầy của nhà văn Ai-tơ-ma-tốp.
Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai ngắn gọn
1, Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai.
2, Thân bài
- Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai:
+ Là cô bé xuất thân nghèo khó nhưng giàu nghị lực sống, có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện.
+ Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy.
- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn.
+ Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động, đặc biệt qua suy nghĩ, tâm trọng.
- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống.
3, Kết bài
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai ngắn gọn
Hình ảnh cô học trò nhỏ An - tu- nai trong tiểu thuyết “Người thầy đầu tiên” là một hình ảnh xúc động về một cô gái nhỏ bé nhưng có sức sống mãnh liệt. Nhân vật đã được nhà văn Aitmatop xây dựng bằng tất cả sự yêu thương và trân trọng.
Cô bé xuất thân nghèo khó, thiếu thốn tình yêu thương của gia đình nhưng có tâm hồn trong sáng, giàu nghị lực sống, tấm lòng nhân hậu và lương thiện. Trong tác phẩm này nhà văn đã giới thiệu Antunai là một cô bé rất bất hạnh, em mồ côi từ nhỏ, ở với chú thím, chú thím cay nghiệt, thường xuyên đánh đập em, ngăn cản không cho Antunai đến trường học.
Dẫu xuất thân nghèo khó, thiếu thốn tình yêu thương chăm sóc nhưng Antunai vẫn là một cô bé rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện và luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Khi đến trường thấy thầy giáo mới đang loay hoay sửa lại nhà kho cũ thành lớp học, cô bé đã thật tinh tế mà trút lại kigiac ở trường. Thế rồi Antunai còn vui vẻ dẫn các em nhỏ cùng đến trường học, ở lại dòng suối cùng đắp đất, bắc cầu cho hs qua suối được an toàn. Hành động của Antunai chứng tỏ cô bé rất hiểu chuyện, rất tinh tế, cô hiểu được công việc thầm lặng nhưng rất ý nghĩa của thầy Duysen nên đã tự nguyện hỗ trợ thầy, cùng thầy thực hiện công việc cao cả, ý nghĩa là mang chữ đến cho học sinh vùng cao.
Không những vậy Antunai còn luôn biết ơn, trân trọng những tình cảm tốt đẹp của thầy Duysen dành cho mình và học trò nghèo miền núi. Cô căm giận bọn nhà giàu đã sỉ nhục, nhạo báng thầy của mình, trong cô nhen nhóm niềm ao ước “ước gì thầy là anh ruột của tôi; chúng tôi tự nguyện đến trường, không có ai xua đuổi chúng tôi phải đến trường cả… Những hành động quan tâm, chăm sóc ân cần của thầy Duysen dường như đã giúp sưởi ấm trái tim bé nhỏ của cô gái vốn thiếu thốn tình yêu thương, chăm sóc của gia đình từ nhỏ. Tình cảm yêu mến, kính trọng thầy Duysen cứ lớn dần, lớn dần và rồi Antunai đã dành trọn cho thầy những tình cảm tốt đẹp, sự trân trọng, biết ơn, sự gắn bó như ruột thịt. Thầy Duysen với cô bé vừa là người thầy - vừa là người anh, vừa là nguồn động lực về tinh thần để Antunai nỗ lực, vươn lên trong học tập.
Sau này rời xa quê hương, trở thành một viện sĩ nổi tiếng nhưng chưa lúc nào Antunai quên đi người thầy đầu tiên của mình. Antunai luôn trăn trở, đau đáu nỗi niềm được gặp lại thầy, được viết câu chuyện về người thầy của mình để mọi thế hệ học trò được biết. Điều đó đã thôi thúc Antunai phải nhờ người họa sĩ đồng hương vẽ lại chân dung về thầy Duysen. Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này."
Xây dựng nhân vật Antunai tác giả Aitomatop đã soi chiếu từ nhiều điểm nhìn và nhiều góc độ. Nhân vật được khắc họa qua nhiều điểm nhìn của người kể chuyện xưng là họa sĩ và "tôi" - An-tư-nai, nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật An-tư-nai. Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình "An-tư-nai, cái tên hay quá". Vì nhờ có nhiều điểm nhìn khác nhau nên Antunai hiện lên sinh động hơn, đậm nét hơn.
Bên cạnh đó nhân vật Antunai còn được khắc họa qua hành động, lời nói, đặc biệt là những dòng tâm trạng, suy nghĩ, độc thoại nội tâm như “ôi ước gì thầy là anh trai tôi, tôi ước gì thầy là anh trai của mình”, từ đó nhân vật được khắc họa rõ nét, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cốt truyện được kể theo lối truyện lồng trong truyện, có những dòng hồi ức của nhân vật lại giống với độc thoại nội tâm vì thế truyện kể có chiều sâu hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc. Người đọc có cảm giác như đang sống với miền ký ức của nhân vật Antunai, câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật nên chân thật hơn, lôi cuốn hơn.
Xây dựng nhân vật Antunai nhà văn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương, nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai. Cô bé là một tấm gương sáng về tinh thần tự học và tự vươn lên trong cuộc sống đầy rẫy nhưng bất công. Thông qua những tình cảm cao đẹp cùng sự biết ơn sâu sắc của Antunai gửi đến người thầy của mình tác phẩm còn ca ngợi vẻ đẹp của tình thầy trò, lan tỏa thông điệp “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp vốn có và cần có dù ở bất kỳ quốc gia nào.
Bên cạnh thầy Duysen, Antunai là một nhân vật quan trọng, góp phần thể hiện tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả. Cô bé với vẻ đẹp nhân hậu, trong sáng cùng những tình cảm tốt đẹp dành cho người thầy của mình để lại cho người đọc những ấn tượng khó phai mờ.
-----------------------------------------------------------------------
Trên đây là bài viết Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai ngắn gọn. Với bài viết này các em sẽ có thêm kỹ năng phân tích nhân vật trong tiểu thuyết của nước ngoài. Đánh giá được các yếu tố nghệ thuật, ý nghĩa hình tượng của nhân vật. Hy vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!