![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_mobile.40768fc.jpg)
![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_desktop.5d6ef50.png)
Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm truyện Lão Hạc
“ Lão Hạc” là tác phẩm trích từ tập truyện “ Làng Vũ Đại ngày ấy” của tác giả Nam Cao. Tác phẩm là câu truyện về số phận của nhân vật lão Hạc. Hãy cùng Topbee viết bài Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm truyện Lão Hạc nhé!
Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm truyện Lão Hạc
![Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm truyện Lão Hạc](https://api.topbee.vn/storage/uploads/images/phan-tich-dac-diem-vai-tro-va-chuc-nang-cua-nguoi-ke-chuyen-trong-tac-pham-truyen-lao-hac_1.jpg)
Nam Cao là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông được mệnh danh là nhà hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của thời đại. Những tác phẩm của ông thường khắc họa rõ nét hiện thực của xã hội đương thời, thoát ra khỏi sự tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời. Các tác phẩm điển hình của ông như : Chí Phèo, Sống Mòn,… Thế nhưng nổi bật trong số đó là truyện ngắn “ Lão Hạc” in trong tập “ Làng Vũ Đại ngày ấy”.
“ Lão Hạc” là câu truyện xoay quanh cuộc sống khó khăn, tủi hờn của lão Hạc khi tuổi đã dần khuất núi. Lão sống một mình với con chó Vàng ở trong một ngôi nhà tranh cũ trong làng. Anh con trai lão đã đi biệt làm ở đồn điền cao su không biết ngày quay về. Hằng ngày lão chỉ biết bầu bạn với con chó Vàng, âu yếm gọi nó là “ Cậu Vàng” , chăm sóc nó không khác gì chăm sóc một đứa trẻ. Cạnh nhà lão là gia đình của ông giáo, cụ Hạc thường sang trút bầu tâm sự cùng ông giáo để giãi bày tâm trạng cũng như nỗi lòng của bản thân để cảm thấy đỡ buồn và cô đơn. Thế rồi, cái đói, cái khổ đã đẩy ông lão lương thiện ấy vào con đường cùng. Mất đi con chó Vàng, cũng như cảm thấy cắn dứt với lương tâm của chính mình, ông lão lương thiện ấy đã chọn cách tự tử bằng bả chó. Có lẽ là vừa giải thoát cho lão khỏi quãng đời tủi hờn, đau khổ, vừa là lời xin lỗi của lão tới với lương tâm của mình.
Ở đây, tác giả Nam Cao đã chọn ẩn mình đi với ngôi kể truyện thứ ba trong tác phẩm này. Ở ngôi kể này, tác giả có thể tự do lựa chọn điểm nhìn, bao quát được toàn cảnh vấn đề, khung cảnh của câu truyện. Không những vậy, điều này còn cho phép tác giả linh hoạt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật - việc mà từ trước tới nay ông đều làm rất xuất sắc. Những khung cảnh xung quanh như càng nhấn mạnh hơn dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Không chỉ vậy mà mạch truyện cũng được phát triển và mở ra rộng hơn với những gì mà tác giả mong muốn. Những cao trào của truyện được thắt mở hợp lí, đúng lúc làm bùng nổ cảm xúc của độc giả với mạch truyện. Người kể chuyện dường như đã dần dẫn dắt, đưa chúng ta - những độc giả dần đi qua những chi tiết câu truyện và tiếp cận văn bản một cách tự nhiên như một câu truyện thường ngày giữa nhưng người nói chuyện với nhau.
Nếu như từ đầu câu truyện, góc nhìn được nhìn bao quát, tổng thể thì về cuối truyện, góc nhìn được chuyển qua ông giáo với những độc thoại nội tâm mang đến cho chúng ta những suy nghĩ, trăn trở về số phận con người trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Cuộc sống tưởng chừng như là một vòng lặp đen tối không lúc thấy được lối ra. Có vẻ như cái chết là con đường duy nhất để giải thoát cho những con người thấp cổ bé họng của thời kì đó.
Tác phẩm “ Lão Hạc” bằng những kết hợp nghệ thuật của mình đã tạo ra một sự thành công tới mãi tận sau này. “ Lão Hạc” nói riêng và Nam Cao nói chung đã, đang và sẽ mãi giữ vững vị trí của mình trong lòng độc giả cả nước. Tác phẩm còn như một sự đổi mới, “ thoát ly” khỏi tư tưởng lãng mạn hóa, thoát ly khỏi thực tại của các tác phẩm cùng thời kỳ khác.
----------------------------------------
Trên đây là bài viết Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm truyện Lão Hạc. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn văn!