Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong Vợ nhặt
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong Vợ nhặt

icon-time27/9/2023

“ Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm thành công nhất viết về nạn đói kinh hoàng năm 1945. Hãy cùng Topbee Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong Vợ nhặt nhé!

Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong Vợ nhặt

Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong Vợ nhặt

Được mệnh danh là “ nhà văn của nông thôn Việt Nam”- những sáng tác của nhà văn Kim Lân thường viết về số phận người nông dân, những hoạt động sinh hoạt thường ngày ở vùng nông thôn Việt Nam. “ Vợ nhặt” là một trong những sáng tác thành công nhất của Kim Lân. Câu truyện lấy bối cảnh Việt Nam thời kì nạn đói, chịu cảnh “một cổ hai tròng” không thấy được lối thoát cho những số phận hẩm hiu.

Nạn đói năm 1945 khiến người chết như ngả rạ, người sống xanh sám như những bóng ma. Cả xóm ngụ cư bị bao trùm bởi cái đói và cái chết. Gia đình Tràng cũng thuộc diện đói khát ở xóm ngụ cư ấy. Ngôi nhà rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn những bụi cỏ dại. Bà mẹ già mặt bủng beo u ám. Anh con trai ( Tràng) có lớn mà chưa có khôn, làm nghề kéo xe bò mưu sinh. Bất ngờ một ngày nọ, Tràng nhặt được 1 người đàn bà xa lạ về làm vợ chỉ bằng 4 bát bánh đúc và vài câu nói bông đùa. Bà cụ Tứ sau khi hiểu ra cơ sự của anh con trai và con dâu đã " mừng lòng" vun vén cho hạnh phúc hai con. Bà thương con khi nghĩ tới " cơn đói khát này" nên nước mắt chảy xuống ròng ròng. Sáng hôm sai, người mẹ già chuẩn bị bữa cơm đạm bạc đón nàng dâu mới. Ngòi bút Kim Lân rất trữ tình khi miêu tả quang cảnh ngôi nhà và sự thay đổi của Tràng vào sáng hôm sau. Hoá ra giữa khung cảnh tối sầm vì đói khát vẫn có ánh sáng của cuộc sống bình yên hạnh phúc. Chỉ có hạnh phúc thật sự của tình yêu thương mới là điểm tựa vững chắc giúp con người " hồi sinh", trưởng thành. Đang ăn cơm thì tiếng trống thúc thuế lại dội lên ngoài đình. Người vợ nhặt đã kể câu chuyện về Việt Minh, về những người dân nghèo không chịu đóng thuế trong đầu Tràng thấy hình lên hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Truyện được kể theo góc nhìn thứ ba, từ đó nhìn được tổng thể, bao quát toàn cảnh câu truyện. Đứng từ điểm nhìn này, người kể truyện - ở đây là tác giả đã có thể miêu tả được cảnh vật xung quanh, tác động lên suy nghĩ cũng như cảm xúc của nhân vật. Không những vậy, tác giả cũng có thể từ đó miêu tả tâm lý nhân vật một cách sâu hơn, kỹ càng hơn. Những suy nghĩ nội tâm của nhân vật cũng được qua đó mà bộc lộ ra bên ngoài, làm cốt truyện trở nên sắc nét, rõ ràng hơn. Không chỉ vậy, khi miêu tả tâm lý nhân vật cũng khiến cho những nút thắt trong truyện dần được gỡ bỏ, tạo nên những cao trào cho câu truyện. Khi giấu mình đi để kể chuyện, tác giả cũng được phép chuyển góc nhìn của mình một cách linh hoạt hơn, tự do hơn với những diễn biến của câu truyện. Mạch truyện từ đó cũng được khai phá rộng hơn, dễ dàng khiến độc giả hiểu mà thấu cảm. Kết cấu mở thắt cao trào logic, hợp lí đã tạo nên thành công cho tác phẩm. Có thể nói rằng, sử dụng góc nhìn thứ ba là một quyết định rất đúng đắn của nhà văn Kim Lân trong trường hợp này. Người kể chuyện đã dần dẫn dắt, đưa chúng ta - những độc giả dần đi qua những chi tiết câu truyện và tiếp cận văn bản một cách tự nhiên như một câu truyện thường ngày giữa nhưng người nói chuyện với nhau.

Tác phẩm “ Vợ nhặt” bằng những kết hợp nghệ thuật của mình đã tạo ra một sự thành công tới mãi tận sau này. “ Vợ nhặt” nói riêng và Kim Lân nói chung đã, đang và sẽ mãi giữ vững vị trí của mình trong lòng độc giả cả nước. Tác phẩm vẫn sẽ là một ánh sao rực rỡ trên nền trời văn học Việt Nam.

----------------------------------------

Trên đây là bài viết Phân tích đặc điểm vai trò và chức năng của người kể chuyện trong Vợ nhặt. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn văn!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question