![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_mobile.40768fc.jpg)
![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_desktop.5d6ef50.png)
Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự trong đoạn trích Tiếng chim kêu của Thạch Lam
Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của ông gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. “Tiếng chim kêu” là một trong những tác phẩm tiêu biếu của Thạch Lam để lại thông điệp về nhân sinh, về lòng nhân ái. Hãy cùng Topbee Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự trong đoạn trích Tiếng chim kêu của Thạch Lam nhé!
Dàn ý:Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự trong đoạn trích Tiếng chim kêu của Thạch Lam
*Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
*Thân bài:
+ Nội dung tóm tắt tác phẩm
+ Đánh giá nghệ thuật tự sự trong đoạn trích.
*Kết bài:
+ Khẳng định nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Nêu cảm nhận của em về tác phẩm và tài năng của tác giả.
![Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự trong đoạn trích Tiếng chim kêu của Thạch](https://api.topbee.vn/storage/uploads/images/phan-tich-danh-gia-nghe-thuat-tu-su-trong-doan-trich-tieng-chim-keu-cua-thach-lam_1.jpg)
Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự trong đoạn trích Tiếng chim kêu của Thạch Lam
Thạch Lam là cây bút chuyên viết về truyện ngắn của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm văn học của ông đều xoay quanh cuộc sống đời thường nhưng lại mang tính chất triết lý nhân sinh cao, đầy cảm xúc và sâu sắc.” “Tiếng chim kêu” là một rong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn, được dựa trên câu chuyện có thật, câu chuyện có phần hài hước nhưng đã để lại những thông điệp ý nghĩa về lòng nhân ái, sự thương yêu, đồng cảm giữa con người với con người.
Đó là một đêm mưa cuối tháng chạp, mọi thứ diễn ra ồn ào với đủ thứ tiếng. Nào là tiếng ếch nhái, nào là tiếng gió thổi lớn...hai anh em rất thích trời mưa bão bởi vừa được cảm nhận tiếng mưa tí tách vừa được cuộn tròn trong chăn ấm. Nhưng họ lại thấy thương cho những người nghèo không có chỗ nương thân, thương cho những người lữ khách vào giờ này vẫn còn trên đường vắng...cắt ngang dòng suy nghĩ ấy là tiếng chim kêu chiếp chiếp ở ngoài, hai anh em lo lắng vì sợ chú chim ấy sẽ bị chết rét vì mưa, thương lắm! Nhưng lại chẳng ai chịu dậy mở cửa đem chú chim ấy vào trong nhà và rồi hai người quyết định mặc kệ đi ngủ. Sáng hôm sau khi thức giấc mới ngỡ ra đó không phải là tiếng chim kêu mà chỉ là tiếng gió thổi vào cây tre đầu nhà. Câu chuyện tưởng như hài hước nhưng lại cho ta thấy được tình yêu thương, lòng nhân ái, sự đồng cảm của con người. Để từ đó, nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về nhân sinh về tình thương và lòng nhân ái giữa con người với con người, giữa con người với vạn vật xung quanh.
Qua truyện ngắn, người đọc có thể thấy rõ được tài năng nghệ thuật của tác giả. Câu chuyện ấy làm nổi bật được phong cách sáng tác của ông đó là những câu chuyện mà ông viết thường là không có cốt truyện. Những tình tiêt, tình huống trong chuyện thường là những sinh hoạt đời sống hàng ngày mà ông chiêm nghiệm. Các nhân vật trong chuyện cũng được xây dựng một cách gần gũi và chân thực.
Tác phẩm truyện ngắn “ Tiếng chim kêu”, nhà văn Thạch Lam như đã khắc họa chân thực lại một bức tranh trong đêm mưa bão lớn gửi vào đó là thông điệp nhân sinh, lòng nhân ái của con người qua nhân vật hai đứa trẻ. Tình huống vô cùng đơn giản, giọng văn điềm đạm, từ ngữ gần , phong phú, kết hợp với sự hài hước và chân thực, câu chuyện đã để lại trong lòng độc giả những suy nghĩ rung động về đạo lý về lối sống làm người. Đó là một trong những thành công lớn của nhà văn đối với sự nghiệp văn học của mình.