Phân tích đoạn thơ nhớ gì như nhớ người yêu đến chày đêm nện cối đều đều suối xa
Nhắc đến cái nôi của thi ca cách mạng, có lẽ Tố Hữu là vị thi sĩ sẽ được giới thưởng văn gọi tên trước tiên. Thi phẩm mang đậm màu sắc cách mạng phải kể đến Việt Bắc, để thấy rõ hơn về những đặc sắc đó hãy cùng Topbee viết bài văn phân tích đoạn thơ nhớ gì như nhớ người yêu đến chày đêm nện cối đều đều suối xa.
Hễ nhắc đến sự hào hùng của thi ca Việt Nam, thể như đang nhắc đến những oanh liệt của lịch sử nước nhà. Những dấu mốc ấy đã thấm nhuần trong trái tim của biết bao người con đất Việt, mỗi vị thi nhân thi sĩ đều mang một phong cách, một màu sắc trong thi ca để tri ân khác nhau. Đối với Tố Hữu dường như tác giả đã giãi bày tất cả những tâm tư tình cảm để gửi gắm trong thi phẩm Việt Bắc đồng thời đó cũng là nhịp cầu để kết nối mạch thơ của ông đến với tất cả bạn đọc. Có thể thấy Việt Bắc chinh phục bạn đọc không chỉ qua những tình cảm của thi sĩ, Việt Bắc còn là hình ảnh thu nhỏ về tinh thần yêu quê hương đất nước của con người Việt Nam. Nổi bật giữa những tâm tư của tác giả phải kể đến nỗi nhớ của người ra đi và lời của người ra đi khi phải nói lời tạm biệt khi chia tay về xuôi, được thể hiện qua khổ thơ thứ năm trong thi phẩm Việt Bắc.
Bởi lẽ được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, nên tư tưởng và phong cách sáng tác thi ca trong Tố Hữu luôn được coi là điểm nhấn của sự mới mẻ. Không chỉ là một trong những tuyệt phẩm đánh dấu tên tuổi của nhà thơ, sự ra đời của Việt Bắc còn đánh dấu lịch sử với chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, ngoài ra đó còn là sự kiện hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết vào tháng 7/ 1945. Sau đó hòa bình lặp lại miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 10/ 1954, Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng đầu não trong kháng chiến. Tố Hữu cũng là một trong những cánh tay đắc lực trong sự kiến lịch sử này, vì vậy sự ra đời của Việt Bắc được coi như sự tri ân của tác giả, đồng thời cũng góp phần là một tượng đài của văn học cách mạng thời bấy giờ.
“Nhớ gì như nhớ người yêu
…
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
Khổ thơ trên như một lời giãi bày của Tố Hữu về sự chia lìa, những nhớ thương khi phải tạm biệt nơi mà tác giả từng coi nhà ngôi nhà thứ hai trong mình. Nỗi nhớ của người ra đi sẽ luôn luôn còn đó bởi mỗi câu thơ của tác giả như một lời tri ân, một lời tạm biệt, một lời ngỏ khi muốn lần nữa trở lại mảnh đất này.
Chắc hẳn mỗi con người đều chảy trong mình một mạch cảm xúc khác nhau, tác giả của Việt Bắc không chỉ đưa con tim chảy về nơi căn cứ, thi sĩ còn thể hiện mạch tâm trạng trang da diết, không nguôi khi nhắc đến nỗi nhớ về nơi đây.
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Tác giả đã không e dè trước nỗi nhớ của mình, Tố Hữu sẵn sàng lột tả một cách trần trụi với nỗi nhớ ấy. Đó là sự so sánh giữ con người và chủ thể để nhớ, chủ thể ở đây là nỗi nhớ về thiên nhiên và người dân nơi căn cứ địa cách mạng khi cùng gắn bó và trải qua biết bao kỉ niệm. Cách tác giả nhớ đến con người ở đây phần nào đã được lột tả rõ ràng bằng nghệ thuật so sánh, còn đối với nỗi nhớ thiên nhiên thi nhân đã tô màu bức tranh Việt Bắc bằng khung cảnh thơ mộng mà huyền ảo. Thơ mộng ở đây phải kể đến những vầng trăng rạng sáng, vầng trăng lấp ló nơi đầu núi. Đối với huyền ảo là sự kết hợp giữa khói và sương để phần nào che phủ sự khó khăn cho cuộc sống của con người, không những thế đó là những đặc trưng của nơi miền núi cao ngời ngợi.
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
Tố Hữu dường như đã hoàn toàn coi người dân nơi đây là một gia đình. Hai từ “người thương” đó mới khiến con người ta xúc động làm sao. Đó không chỉ là cách gọi chân tình, da diết, đây còn là hai chữ để nói lên nỗi lòng của tác giả khi tri ân về sự yêu thương và che chở của người dân Việt Bắc dành cho những cơ quan, những cán bộ, trong nhiều ngày tháng gian nan khổ cực ở nơi đây. Một lần nữa tác giả lại cho thấy khu căn cứ Việt Bắc như căn nhà thứ hai của mình, hình ảnh “bếp lửa” nồng đượm như đang sưởi ấm trái tim thi sĩ, sưởi ấm để đem đến không gian ấm cúng của gia đình, sưởi ấm để gắn kết tình yêu thương giữa cán bộ và người dân.
“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Nỗi nhớ của thi sĩ như thể là nỗi nhớ vô hạn đến khu căn cứ này. Tiếp đến là hình ảnh khơi gợi về những địa danh quen thuộc của miền Bắc, ấy là Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê – đây là những địa danh gắn liền và mang dấu ấn cách mạng trong lịch sử Việt Nam. Hễ nhắc đến bức tranh núi rừng, với những cây nứa, bờ tre thì lại gợi len những hình ảnh quen thuộc, những hình ảnh giản dị của cuộc sống nơi vùng cao.
Có thể thấy sáu câu thơ trên tác giả đã liên tục sử dụng những từ nhớ, ấy là từ nhớ về con người, từ nhớ về thiên nhiên, nhớ về cuộc sống nơi vùng cao Việt Bắc. Thi sĩ một lần nữa cho thấy những vấn vương và hồi tưởng về chuỗi ngày làm việc và sinh hoạt ở đoạn thơ dưới đây:
“Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...”
“Ta đi” “ta nhớ”, bức tranh tuyệt sắc đó có lẽ sẽ không phai dần theo năm tháng, thay vào đó sự trở về của tác giả là sự trở về để nhớ, sự trở về để hồi tưởng, để thấy hành trình gắn bó với Việt Bắc tuyệt vời đến nhường nào. Thi sĩ lúc này như thể đã là một người con của mảnh đất này, tác giả nhận được những tình thương, sự sẻ chia, đó là những “đắng cay ngọt bùi”, “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” . Không phải hiển nhiên mà tác giả nhận được những tình cảm thắm thiết từ con người nơi đây. Bởi Tố Hữu đã trao đi tình yêu thương, trao đi những đồng cảm để rồi nhận lại hệt những thứ mà tác giả trao đi.
Ngoài những nỗi nhớ nhà thơ còn khắc họa nổi bật hình ảnh người phụ nữ Việt Bắc. Họ không những phải chăm con, địu những đứa con cùng lên rẫy, người mà họ vẫn luôn quan tâm chính là những cán bộ chiến sĩ, dù cho nắng có rọi cháy lưng đi chăng nữa, những người phụ ấy vẫn không ngừng làm việc để phục vụ cuộc sống và hỗ trợ những cán bộ chiến sĩ trong quá trình công tác tại địa phương của họ. Đó cũng như một lời giới thiệu về người phụ nữ Việt Bắc nói chung và con người Việt Bắc nói riêng khi trong họ tôn tồn tại những sự hiếu khách và sự sẻ chia cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Điệp ngữ “nhớ sao” như khiến người đọc cảm được giọng điệu trong thi sĩ, ấy là một cảm xúc được kìm nén, một cảm xúc như muốn vỡ ào vì nhớ nơi chiến khu. Ấy là lớp học i tờ, là những giờ liên hoan, giữa những khó khăn gian khổ vẫn ca vang núi đèo. Một nỗi nhớ về đồng đội, một nỗi nhớ về những hoạt động nơi chiến khu, những nỗi nhớ ấy đã được thi sĩ cảm hóa và hiện thực hóa một cách hào hùng và tráng lệ, thể hiện trong từng câu thơ. Đọc từng câu từng chữ trong đoạn thơ, ta thấy có lẽ tác giả bỏ không biết bao những giọt mồ hồi những giọt nước mắt để gặt hái nên những thành công của Việt Bắc. Ấy là những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật hết sức nhân văn và tài hoa, khổ thơ thứ năm trong thi phẩm có lẽ là một trong những cơ sở đặc sắc nhất về tâm trạng, về nỗi nhớ đến khu căn cứ của thi sĩ.
Có lẽ mệnh danh về ông hoàng của chùm thơ kháng chiến quả thực không sai khi gắn với Tố Hữu. Chính nhà thơ Xuân Diệu cũng khẳng định rằng: “Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự”. Và Việt Bắc chính là sức mạnh đó, sức mạnh để cổ vũ tinh thần cán bộ, bộ đội nơi chiến khu, sức mạnh hiện thực hóa những thiên nhiên và con người nơi vùng cao Việt Bắc. Hơn hết Việt Bắc chính là lá thư để Tố Hữu gửi gắm những tâm tư tình cảm, những khát vọng những nỗi nhớ tha thiết về mảnh đất này. Những tình cảm ấy còn cho thấy nhiều đặc sắc hơn nữa khi khổ thơ thứ năm trong tác phẩm là điểm nhìn về nỗi nhớ và lời tạm biệt của người ra đi. Bởi những giá trị đó Việt Bắc được coi là một trong những tượng đài về thi phẩm cách mạng trong lịch sử hình thành của thi ca Việt Nam.