Phân tích hai câu kết bài thơ Thu ẩm
"Thu ẩm" là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn Phân tích hai câu kết bài thơ Thu ẩm ngắn gọn và hay nhất. Mời các bạn học sinh cùng thầy cô giáo tham khảo nhé!
Dàn ý Phân tích hai câu kết bài thơ Thu ẩm
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vào hai câu kết.
b. Thân bài
* Luận điểm 1: Khái quát về hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, nội dung và các câu thơ trước đó.
- Nhan đề: "Thu ẩm" là mùa thu ngồi uống rượu ngắm trời thu.
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào cuối thế kỉ XIX khi nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến cáo quan về quê
- Nội dung: Miêu tả bức tranh mùa thu với đủ sắc màu và âm thanh dưới con mắt của một thi nhân đang đơn độc giữa cuộc đời.
- Các câu thơ trước: Miêu tả khung cảnh uống rượu ngắm trời thu của tác giả.
* Luận điểm 2: Nêu hai câu kết và nội dung cùng nghệ thuật hai câu đó.
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
→ Hai câu cuối thấm đẫm nỗi buồn mênh mông và hình ảnh “say nhè” nằm ngủ của nhà thơ.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
Phân tích hai câu kết bài thơ Thu ẩm
Từ trước đến nay, chắc hẳn chúng ta đều biết về nhà thơ của mùa thu với chùm ba bài thơ thu hay và để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc. Trong đó, với em, “Thu điếu” là bài thơ mang lại nhiều cảm xúc và hay nhất. Bài thơ mang đẫm một nỗi buồn khó tả và điều đó thể hiện rõ nhất ở hai câu kết của bài thơ.
“Thu ẩm” là một trong chùm ba bài thơ gồm Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Bằng ngòi bút điêu luyện, tác giả đã mang lại cho người đọc ba bức tranh thu mang màu sắc và cảm xúc khác hẳn nhau. “Thu ẩm” được sáng tác vào cuối thế kỉ XIX khi đất nước rơi vào cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến cáo quan về quê ở ẩn. Sự xấu hổ cùng nỗi đau khi là một người thành tài nhưng bất lực trước thời cuộc, khiến ông chỉ biết lấy rượu làm bạn. Nhan đề bài thơ đã nói rõ về điều đó: Thu ẩm có nghĩa là mùa thu uống rượu.
Nhan đề bài thơ là “thu ẩm” có nghĩa là mùa thu uống rượu là nhãn tự, là nơi nói lên nội dung chính của bài thơ, và ở đây, bài thơ là một bức tranh mùa thu với đủ sắc màu và âm thanh dưới cái nhìn, dưới con mắt của một thi nhân, của một con người đang đơn độc nâng chén với cuộc đời. Bài thơ với nội dung về bức tranh mùa thu lập lòe dưới con mắt kẻ đang say cùng những nghệ thuật đặc sắc đã làm cho bài thơ trở nên rất nổi bật so với hai bài còn lại.
Không giống sáu câu thơ trước miêu tả về quang cảnh mùa thu với gian nhà thấp, ngõ tối lập lòe hay làn ao lóng lánh. Hai câu kết đã cho thấy sự xót xa, nỗi đau của tác giả khi nghĩ về cảnh quê hương, đất nước. Không miêu tả cảnh vật mà miêu tả chính mình và cảm xúc của mình. Buồn chán chỉ biết đắm mình trong men say, rượu chè. Giờ đó không chỉ là bạn mà còn là thứ an ủi tâm hồn ông. Người ta thường uống rượu để quên hết đi mọi chuyện buồn và ông cũng vậy. Nước mất, nhà tan, vợ chết, con mất, bạn thân qua đời, tuổi già, sức yếu. Dường như tất cả mọi thứ bi kịch đều xảy ra với ông vậy. Người đàn ông mạnh mẽ, giỏi giang cũng chỉ là một thứ nhỏ bé trong cuộc đời này, nước mắt vẫn rơi, rượu vẫn uống và những kí ức đau khổ vẫn không thể nào quên được.
Bức tranh người thi nhân dùng rượu giải sầu trong đêm thu khép lại với những cảm xúc đầy xúc động. Với áng thơ này, Nguyễn Khuyến đã cho thấy lòng yêu nước sâu nặng cùng những sự bất hạnh, chua xót trong cuộc đời ông. Câu từ đơn giản với những đặc sắc nghệ thuật đã cho thấy tài năng cùng phẩm chất con người ông. “Thu ẩm” xứng đáng là bài thơ hay và giàu cảm xúc nhất trong tất cả các bài thơ về đề tài mùa xuân.
----------------------------------------
Bài viết trên là bài Phân tích hai câu kết bài thơ Thu ẩm do Topbee biên soạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn nâng cao hơn khả năng viết văn phân tích của mình và đạt nhiều điểm cao trong học tập nhé!