Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tây Tiến (ngắn gọn)
Tây Tiến có thể coi là một kiệt tác không chỉ của riêng Quang Dũng mà còn là của nền thơ ca cách mạng Việt , đặc biệt là hai khổ thơ cuối của tác phẩm này, đã để lại trong lòng độc giả bao ấn tượng sâu sắc. Sau đây mời các bạn cùng Topbee đi tìm hiểu tác phẩm này nhé
Dàn ý phân tích hai khổ thơ cuối bài Tây Tiến
I. Mở bài
- Khái quát chung về tác giả, tác phẩm, hai khổ thơ
II. Thân bài
- Phân tích từng khổ thơ
+ Khổ ba chân dung người lính Tây Tiến
+ Khổ bốn lời thề gắn bó với Tây Tiến
- Khái quát nghệ thuật
III. Kết bài
- Khái quát lại nội dung
- Nêu cảm nhận. suy nghĩ của bản thân dành cho tác phẩm
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tây Tiến
Quang Dũng là một trong các nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam, ông là thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám. Ông là người tài , không chỉ vẽ tài mà cồn hát giỏi, sáng tác thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng nhưng vẫn thể hiện được chất lãng mạn. Đặc biết là hai khổ thơ cuối đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa, ông đã từng viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ngoài ra, Quang Dũng còn sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Tây Tiến được ông viết vào năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông). Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương đơn vị cũ khi tác giả phải chuyển sang đơn vị mới.
Đoạn thơ thứ ba gồm 8 câu thơ, khắc họa cho người đọc thấy rõ nét hiện thực người lính Tây Tiến
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”
Ngay từ những câu thơ đầu, chân dung người lính Tây Tiết hiện lên với một hiện thực đầy nghiệt ngã.
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm ”
Cụm từ “ không mọc tóc” cho thấy sự gian lao, vất vả của những người lính Tây Tiến khi phải đối mặt với những hóa chất, bom đạn trên chiến trường đầy hiểm nguy khiến cho mái tóc của họ không còn được nguyên vẹn nữa. “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” nước da xanh xao vì ốm yếu, bệnh tật bởi điều kiện sinh hoạt nơi đây rất khó khăn thiếu thốn. Sự khó khăn, gian khổ bao trùm lên những người lính, nhưng không vì thế mà họ sợ hãi, ngược lại, các chiến sĩ của chúng ta vẫn rất lạc quan, đôi khi còn pha thêm chút thơ mộng.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
“Mắt trừng” một ánh mắt mang đầy sự căm phẫn, hận thù, họ mang trong mình bao quyết tâm với mộng ước giết kẻ thù. Dù vậy nhưng trái tim vẫn để dành chỗ cho những dáng kiều thơm chốn Hà thành, những người em, những người bạn gái thân thương quê nhà. Quang Dũng với cái nhìn nhiều chiều, đã khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến với một tâm hồn mộng mơ lãng mạn, phong phú của họ.
Trong chiến tranh, mất mát hi sinh là không tránh khỏi. Quang Dũng đã nêu lên hiện thực này không che giấu theo cách riêng của ông:
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”
Với việc sử dụng hàng loạt các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: “biên cương”, “mồ”, “viễn xứ”, “chiến trường” kết hợp với từ láy “rải rác” đã làm giảm nhẹ yếu tố bi thương, làm những đau thương vì mất mát lắng xuống. Để nổi bật lên lên đó là vẻ đẹp lãng mạn của lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến. Cách nói “chẳng tiếc đời xanh” vang lên khảng khái khẳng định vẻ đẹp hào hùng của các chàng trai Tây Tiến. Câu thơ “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” như một khúc nhạc bi tráng của núi sông đưa tiễn các những người lính anh dũng bề cõi bất tử.
“ Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. ”
Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ cuối có nhịp điệu chậm, giọng thơ buồn, nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng, trang trọng, gợi nhắc những kỉ niệm khó phai phôi. Quang Dũng và cả đoàn quân Tây Tiến gửi gắm hồn mình với mảnh t Tây Tiên này “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Qua đó thể hiện quyết tâm gắn bó máu thịt với với mảnh đất đầy kỉ niệm đau thương mà hào hùng với những đồng đội hào hoa lãng mạn và vô cùng dũng cảm.
Bằng ngòi bút tài tình của Quang Dũng, tuy bài thơ đã đã khép lại nhưng nó vẫn là một nốt ngân vang mãi trong lòng mỗi độc giả độc giả . Cũng như Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã gọi Tây Tiến là một tượng đài thi ca. Ông đánh giá bài thơ này “ đột khởi một đỉnh núi Tây Tiến trong thơ hiện đại Việt Nam mà mỗi câu chữ, mỗi dòng thơ vừa hằn vết chân hành quân vừa vút tiếng ca quân hành ”.
-------------------------------------
Trong những sáng tác của nhà thơ Quang Dũng nổi bật nhất có bài thơ “Tây Tiến”được viết năm 1948 khi ông tham dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam). Có thể nói, Tây Tiến là một sáng tác mang đậm nét hào hùng, bi tráng hòa quyện trong đó là chất lãng , mộng mơ. Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu phân tích hai khổ cuối Tây Tiến do Topbee biên soạn, rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo.