Phân tích khổ cuối bài Hương Sơn Phong Cảnh Ca
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, hãy cùng Topbee phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Hương Sơn Phong Cảnh Ca để thấy rõ nét đẹp quê , đất nước nhé!
Phân tích khổ cuối bài Hương Sơn Phong Cảnh Ca
Dàn ý: Phân tích khổ cuối bài Hương Sơn Phong Cảnh Ca
*Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
*Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm và phong cách sáng tác của tác giả.
- Suy nghĩ, tâm niệm của tác giả
1) Cảm xúc và suy nghĩ về đất nước
+ Câu thơ bày tỏ tình yêu nước thầm kín của nhà nho Chu Mạnh Trinh.
+ Không khí thần tiên thoát tục của cảnh Hương Sơn
2) Câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình
-Nghệ thuật
+Từ ngữ nhẹ nhàng giàu hình ảnh, giàu sức tạo hình
+ Giọng thơ nhẹ nhàng
*Kết bài:
+ Nêu nhận xét và cảm nhận của em về bài thơ .
Phân tích khổ cuối bài Hương Sơn Phong Cảnh Ca
Nhắc đến Chu Mạnh Trinh là nhắc đến một nhà nho tài tử sống ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Ông sinh ra trong gia đình cho truyền thống văn chương nên những điều ông chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc đời kết hợp cùng với tài năng văn học vốn có, ông đã trở thành một trong những nhà thơ đem lại cho văn học Việt Nam nhiều dấu ấn và đặc biệt thành công trong sự nghiệp thơ ca. Chu Mạnh Chinh có rất nhiều bài thơ hay và độc đáo, trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Hương Sơn Phong cảnh ca”, đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của tác giả.
“Hương Sơn Phong cảnh ca” thể hiện được cảnh sắc tươi đẹp của một địa danh nổi tiếng - Hương Sơn, đây cũng là địa danh gắn liền với loại hình tôn giáo - Phật giáo. Qua bài thơ này, nhà thơ thể hiện được sự tự hào, tình yêu trước cảnh đẹp của non sông và còn thể hiện được một cảm xúc trào dâng khi có dịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng, tươi đẹp mà nhà thơ luôn muốn đặt chân đến. Điều ấy đã được tác giả thể hiện rõ qua đoạn trích:
“Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu!”
Mở đầu đoạn trích là câu hỏi tu từ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây/Hay tạo hóa khéo ra tay sắp đặt”: Con người đã tìm thấy vẻ đẹp, niềm vui trong thiên nhiên. Con người có thể hòa mình vào thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp, sự vui tươi, mới mẻ mà tạo hóa đã ban tặng. Đồng thời nhà thơ cũng thể hiện sự tự hào với vẻ đẹp phong cảnh quê hương và những công trình kiến trúc tài hoa khéo léo của con người. Cũng là tình yêu thiên nhiên ấy nhưng khác với Chu Mạnh Chinh. trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, nhà thơ đã thể hiện rõ sự say mê một cách ngông cuồng và tình yêu da diết, rạo rực của mình với thiên nhiên, ông như muốn cướp đoạt quyền của tạo hóa để giữ lại những hương sắc, những vẻ đẹp tinh hoa của đời:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Khép lại đoạn trích là tư tưởng từ bi, bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp quê hương, đất nước của tác giả:
“ Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,
Cửa từ bi công đức biết là bao.
Càng trông phong cảnh càng yêu!”
Không khí thành kính trang nghiêm phủ lên hai câu thơ trước, khiến người đọc càng thấy chân thật như đang được thấy một đoàn người vừa đi vừa niệm “nam mô”, tay lần tràng hạt, tĩnh tâm theo tiếng chuông chùa, một nét đẹp của phật giáo.
Nhà thơ sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng. Bằng những thủ pháp nghệ thuật so sánh, kết hợp với các câu hỏi tu từ nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên Hương Sơn tuyệt đẹp mang đậm chất thiền mênh mông non nước.
“Hương Sơn Phong Cảnh Ca” là một trong những bài thơ hay nhất khi viết về thiên nhiên của nhà thơ Chu Mạnh Chinh. Không những chỉ vẽ lên bức tranh danh lam thắng cảnh đẹp tựa chốn bồng lai bao người mơ ước, mà còn khéo léo thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc của Chu Mạnh Trinh. Hơn nữa còn qua đó mà để lại trong lòng độc giả một tình yêu quê hương đất nước, càng thêm yêu, càng thêm muốn cống hiến, muốn giữ gìn.