Phân tích nét riêng của chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích nét riêng của chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến

icon-time20/3/2024

Mùa thu luôn để lại trong lòng người những cảm xúc bất hủ, để rồi trong “gió thu” thi sĩ nhặt nhạnh từng con chữ vàng tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Hãy cùng Topbee đến với bài Phân tích nét riêng của chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến để thấy được hồn thơ yêu nước, yêu làng quê Bắc Bộ, yêu khung cảnh thanh bình, những gì chân thật nhất đều được động lại trong chùm thơ.

Phân tích nét riêng của chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Chu Long từng thủ thỉ về mùa thu trong bài “Nắng thu” rằng:

Nắng thu gió với lao xao

Màu vàng non nhẹ đầy trào khoảng không.

Mùa thu luôn để lại trong lòng người những cảm xúc bất hủ, để rồi trong “gió thu” thi sĩ nhặt nhạnh từng con chữ vàng tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Cỏ vẻ Nguyễn Khuyến cũng là một trong những nhà thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất với chùm bài thơ về mùa thu “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”. Mặc dù đều nhắc về mùa thu, nhưng cả ba bài thơ đều mang một nét riêng đặc sắc không trộn lẫn với nhau. Nếu bài thơ “Thu điếu” nói về hình ảnh của một người câu cá nhưng lại mang nỗi niềm u uất đối với non sông, thì “Thu vịnh” lại khắc họa những nỗi lòng của người hiền nhân trước thời cục, còn “Thu ẩm” thì viết về mùa thu trong thời điểm đang say để giữ được cảnh thu đẹp nhất.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

( Thu điếu )

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

( Thu vịnh )

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm)

“Nguyễn Khuyến là một nhà thơ đặc sắc của cảnh làng quê Việt Nam” - Xuân Diệu. Những bài thơ mà ông sáng tác đều mang đậm vùng quê hương đất Việt. Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỷ hai mươi của nước ta. Ông đã từng làm quan trong triều đình Huế nhưng sau đó xin cáo lui về ở ẩn. Đọc tác phẩm của ông, người đọc dễ nhận ra hồn thơ sáng tạo, ngôn ngữ giàu màu sắc, dòng thơ gợi cảm, mỹ lệ, giàu cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương. Trong thơ chữ nôm, tác giả vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Phương Đông. Cả ba bài thơ “Thu điếu”, “ Thu vịnh”, “Thu ẩm” đều được nhà thơ tác trong thời gian ở ẩn. Dù ba bài tả mùa thu theo các góc độ khác nhau, nhưng tất cả xuất phát từ cảnh vật, làng quê thu dân dã của đồng bằng Bắc Bộ- quê hương ông. Tuy thế, mỗi bài trong chùm thơ đều mang những ấn tượng riêng, những khung cảnh và màu sắc độc nhất.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Thu điếu)

Phân tích nét riêng của chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến

Trong “Thu điếu” ( câu cá mùa thu ), thi nhân đã khắc họa một khung cảnh buồn hẩm hiu, lạnh lẽo, cô đơn, trống vắng với những vần “eo” như “veo”, “ tẻo teo”, “vèo”, “teo”, “ bèo”. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú, ngắt ở nhịp 4/3 tạo cảm giác buồn thiu với tiết trời thu se lạnh đi cùng những hình ảnh quen thuộc, giản dị, mộc mạc “con thuyền”, “ lá vàng”, “ tầng mây”, “ ngõ trúc”, hòa quyện lại với nhau đưa ta thấy yên bình, tĩnh lặng, ngắm nhìn lặng lẽ khung cảnh làng quê trìu mến, đơn sơ, bình yên đến lạ. Cảnh thu luôn để lại bao nỗi niềm khắc khoải, trìu mến: “Thu về sắc lá chẳng còn xanh/Chậm chậm cô đơn bước độc hành” ( Mùa thu bình yên, Phú Sĩ ) còn đường của người lữ khách trong có vẻ đơn độc và hiu quạnh nhưng họ luôn mang trong mình một tâm hồn yên tĩnh và thanh thản, không vướng bận trần đời. Có vẻ như Nguyễn Khuyến cũng vậy, ông không muốn nhìn đất nước ta rơi vào tay giặc Pháp nên đã lui về ẩn cư, đó là cách tốt nhất có thể làm lúc bấy giờ bởi như vậy thì thi sĩ mới ung dung “ tựa gối, ôm cần lâu chẳng được”, nhìn ngắm “cá đâu đớp động dưới chân bèo” một cách thư thái trong tình yêu làng quê đồng bằng Bắc Bộ của ông.

Hai câu thơ cuối cũng là hình ảnh con người duy nhất xuyên suốt bài thơ. Lúc này đây, con người lại hiện lên giữa không gian vắng lặng, thanh bình, ngồi “tựa gối”, “ôm cần” câu cá không bận tâm đến thời gian hay không gian xung quanh, đó là một biện pháp lấy động tả tĩnh vô cùng thú vị, một bức tranh nhẹ nhàng nhưng không vô vị. Cả bài thơ là hình ảnh trữ tình, êm đềm, bộc lộ được tài năng thanh cao, hồn hậu, tinh tế của tác giả.

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh)

Nhắc đến mùa thu, thì ta không thể không nhắc đến những khung cảnh vô cùng quen thuộc, nào là cây trúc, nước màu biếc, bóng trăng, đều được Nguyễn Khuyến tận dụng bộc lộ nỗi niềm yêu quê hương đất nước. Giống với bài “Câu cá mùa thu”, Bài “Thu vịnh” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, một thể khá phổ biến và được rất nhiều nhà văn xưa ưa chuộng. Với những từ láy như “lơ phơ”, “hắt hiu”, đều thể hiện được vẻ đẹp đơn thuần của mùa thu.

Biện pháp so sánh “Nước biếc trông như tầng khói phủ” độc đáo, hình ảnh liên tưởng thú làm ta như lạc vào chốn ở của thần tiên. Những cảnh mùa thu không ồn ào, mà tĩnh lặng, đằm thắm đều như tấm gương phản chiếu tâm hồn thanh mát, nhẹ tênh của Nguyễn Khuyến, và mùa thu càng được tô đậm rõ rệt hơn baogiờ hết . Câu hỏi tu từ bớt chợt được ghi: “Một tiếng trên không ngỗng nước  nào?” chính là một câu điển cố khiến người ta khó hiểu, nhưng khi hiểu lại khó quên. Đó là tiếng ngỗng, là tiếng nói đại diện cho những con người lầm than, đau khổ trong thời kỳ loạn lạc. Câu thơ được viết một cách thâm thúy, sâu sắc, nói lên nỗi lòng xót xa, rung cảm của tác giả đối với thời đại. Trong những không gian riêng biệt của mùa thu lại một lần nữa xuất hiện hình ảnh con người.

“ Ông Đào” ở đây có thể hiểu là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát nên đã từ quan, lui về ẩn dật và có bài “Quy khứ lai từ” rất nổi tiếng: “Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về?”, đó  có lẽ không chỉ là tiếng nói của ông Đào mà là toàn bộ những người hiền triết đã quá hiểu sự đời “ Hiểu dĩ vãng không can nổi, biết tương lai có thể theo” để rồi “ Hãy thuận theo sự biến hóa của âm dương mà về trốn tận cùng, vui mệnh trời, còn nghi ngờ chi?”, trở về trăng thanh, gió mát, phải chăng là lựa chọn hợp tình nhất? Nguyễn Khuyến không thua gì ông Đào mà lại thẹn với ông, bởi lẽ thi nhân không như ông Đào, còn lúng túng, do dự không dám bỏ áo quan hoàn toàn bởi ông còn lo nước, lo dân trước giặc Pháp. Nhưng rồi ông cũng dứt từ quan mà đi bởi sự tàn nhẫn của đại cục. “Thu vịnh” là một bài thơ hay của Nguyễn Khuyến, một bức tranh mùa thu được vẽ bằng những đường nét uyển chuyển, sâu lắng, in một dấu ấn không phai về cảnh sắc làng quê Việt Nam, qua đó cũng bộc bạch được nỗi niềm khó phai của tác giả đối với thời thế bấy giờ.

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm)

Với nhan đề “Thu ẩm” tức là uống rượu mùa thu, đây là một hành động từ từ, thưởng thức món rượu ngon vào tiết trời se lạnh, không vội vã, mà ung dung, tự tại, tự do là chính mình. Vẫn là thể thơ thất ngôn bát cú , khung ảnh vẫn thanh nhàn, lặng yên, dịu nhẹ như vậy, vẫn làm lòng người xao động, muốn trở về làng quê nhàn nhã mà nhâm nhi rượu ngon. Hình ảnh “gian nhà” xuất hiện đầu tiên, với cỏ và ngõ tối, điểm tô một vài đóm lửa “lập lòe”, mờ ảo. Cảnh ban đêm được miêu tả rất lãng mạn và sinh động, ánh trăng soi mình trên làn ao “lóng lánh”, màn sương đêm “phất phơ” màu khói nhạt. Trong khí trời như thế, trong không gian như vậy, xuất hiện bóng dáng ai đang uống rượu, đó có thể chính là nhà thơ, bởi “ Độ năm ba chén đã say nhè”, cái say nhè nhẹ, không náo động mà ông đã tự hỏi “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?”- một câu hỏi tu từ, hỏi một câu giản đơn như chất chứa bao nỗi niềm về sức sống mùa thu. Bầu trời thu xanh ngắt đã xuất hiện cả trong bài “Thu điếu”: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Xanh ngắt, thuần một màu trên diện rộng, một thế giới tự do, một màu của hy vọng, nhân vật trữ tình ngồi ở một góc nhà, trong một đêm trăng ngước lên bầu trời cao vời vợi, rộng lớn, trong trẻo nức rượu say sưa. Ta nhớ về Hồ Xuân Hương với bài thơ “Tự Tình II” có chén rượu “Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh”, bà chúa thơ nôm đã lấy rượu giải sầu nhưng lại bị thực tại tàn nhẫn ép tỉnh, thực tại của thi sĩ họ Nguyễn cũng tàn khốc, và ông cũng không thể “say” để rồi thất vọng “Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy”. Rượu không thể xóa đi hiện thực, Nguyễn Khuyến buồn bã, đau đớn cho đất nước, cho nhân dân, cũng có thể buồn cho chính bản thân đã có tuổi, không thể giúp nhiều cho nước nhà.

Qua đó, ta thấy được sự đắng cay cuộc đời, cũng như ước vọng của thi nhân, bằng chất giọng và lỗi viết của riêng mình, ông đã tạo nên sự khác biệt trong lòng người đọc. Qua ba bài thơ thu khác nhau của Nguyễn Khuyến ta thấy được điểm chung trong sáng tác thơ thu của ông là lấy cảm hứng từ những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê nơi ông sống, những hình ảnh ấy mang đến vẻ đẹp giản đơn, chân chất của mùa thu Việt Nam. Không những thế cảnh thu của Nguyễn Khuyến còn bộc lộ được nỗi lòng sâu lắng, nhẹ nhàng, đầy tình yêu quê hương. Cả ba bài thơ đều được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ nôm, với ngôn ngữ giản dị, cách ngắt nhịp ¾ tạo âm hưởng sinh động cho cả ba bài thơ, từ láy linh hoạt không trùng lặp. Mặc dù đều có nét chung viết về mùa  thu, cả ba đều là một, có chung một nỗi niềm, chán ngấy thời cuộc xấu xa, về quê chọn cuộc sống an nhiên, tự tại và đều mang lòng khắc khoải lo cho nước, cho dân. Nhưng cả ba cũng có nét và hình ảnh con người xuất hiện ở cuối mỗi bài đã tạo nên nét riêng đấy, bài “Thu điếu” là người câu cá, “Thu vịnh” là người từ bỏ chốn quyền lực, “Thu ẩm” là người uống rượu. 

“Thơ ca là làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở nên bất tử”-Shelly. Vì mang vẻ đẹp độc đáo riêng, nên thơ của Nguyễn Khuyến cũng trở nên bất tử, không thể diệt trừ. Đó là hồn thơ trữ tình, nhưng cũng đầy châm biến trước cuộc đời. Đó là hồn thơ yêu nước, yêu làng quê Bắc Bộ, yêu khung cảnh thanh bình, những gì chân thật nhất đều được động lại trong chùm thơ “ Thu điếu”, “Thu vịnh” và “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question