Phân tích nghệ thuật kể chuyện qua truyện ngắn Thương quá rau răm
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của chị để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, và tiêu biểu là truyện ngắn “Thương quá rau răm”. Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn trên vô cùng độc đáo. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết phân tích nghệ thuật kể chuyện qua truyện ngắn Thương quá rau răm.
Phân tích nghệ thuật kể chuyện qua truyện ngắn Thương quá rau răm – Mẫu 1
“Thương quá rau răm” là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn được in trên báo Thanh niên vào năm 2005. Tác phẩm được viết theo góc nhìn của bác sĩ trẻ tên Văn, anh ấy được cử về làm việc tại trạm y tế Cù Lao. Ngôi kể được Nguyễn Ngọc Tư lựa chọn trong truyện ngắn là ngôi kể thứ ba, đây là một cách lựa chọn vô cùng khéo léo khi có thể bao quát toàn bộ tác phẩm cũng như đi sâu vào việc miêu tả và cảm nhận tâm lí của từng nhân vật. Một nghệ thuật kể chuyện độc đáo, Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả một cách sinh động và hấp dẫn những khổ cực và vất vả của người dân Cù Lao. Như Nguyễn Minh Châu đã từng nhận xét: “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như một mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc”, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa rõ nét những thiếu thốn về vật chất và tinh thần của người dân nơi đây, bằng những ngôn từ giản dị và mộc mạc, ta cảm nhận được rằng họ không có nhiều niềm vui trong cuộc sống, đó chỉ là những thứ giản đơn và nhỏ nhặt như tiếng cạo cơm cháy, mùi ổi,…Anh chàng bác sĩ Văn trở nên cô đơn và lạc lõng vì anh không hiểu rõ những phong tục nơi đây, anh vô cùng buồn bã và cảm giác lạ lẫm. Ta còn cảm nhận được những người dân Nam Bộ giàu đức hi sinh và lòng vị tha, đặc biệt là họ luôn muốn đem lại hạnh phúc cho mọi người theo những cách khác nhau. Thông qua cách kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy một trưởng ấp Tư Mốt đã cố gắng làm mọi cách để giữ chân anh bác sĩ, tuy những hành động nhỏ bé ấy không ràng buộc được bác sĩ Văn nhưng đó là trái tim nhân hậu, chân thực và mộc mạc, khiến người đọc xúc động vô cùng. Truyện ngắn “Thương quá rau răm” là một tác phẩm vô cùng xuất sắc, tác phẩm còn một lần nữa khẳng định tài ba trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư.
Phân tích nghệ thuật kể chuyện qua truyện ngắn Thương quá rau răm – Mẫu 2
Ai đó đã từng nhận xét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư rằng chị là “Một nhà văn viết về thân phận con người”, chị là một nhà văn tài ba với vô số tác phẩm tiêu biểu. Truyện ngắn “Thương quá rau răm” được đánh giá là truyện ngắn vô cùng xuất sắc khi viết về cuộc sống khó khăn và cô đơn của người dân ở Cù Lao Mút Cà Tha, đó là một vùng quê nghèo đói và cơ cực nơi miền Tây sông nước. Góp phần tạo nên sự thành công cho truyện ngắn chính là nghệ thuật kể chuyện vô cùng hấp dẫn, khéo léo và vô cùng tinh tế. Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhà văn đã đưa người đọc về với vùng quê khổ cực, thiếu thốn hoàn toàn về vật chất lẫn tinh thần, họ không hề có lấy cho mình niềm vui hay hi vọng, những niềm vui trong cuộc sống đều nhỏ bé và giản đơn như mùi ổi chín, bóng dáng con tàu lớ ngớ,…Và họ cương quyết tất cả mọi người sống trên cù lao chỉ chết vì già chứ không chết vì bệnh tật. Cốt truyện mới lạ, kết cấu vô cùng chặt chẽ và logic trong việc miêu tả những chuyển biến trong tâm lí mỗi nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo dẫn dắt tình huống khi cho trưởng ấp Tư Mốt thúc giục bà con ra trạm xá khám bệnh với bác sĩ Văn, kêu đám thanh niên rủ bác sĩ Văn đi đàn hát, soi ếch, hay kêu đứa con gái đem rổ khoai luộc sang nhà cho bác sĩ Văn. Đó là một trái tim chân thực, chân thành, những lời nói mộc mạc của người dân vùng quê. Chính nhờ vào nghệ thuật kể chuyện mà người đọc đã cảm nhận rõ được những tâm tư, tình cảm của các nhân vật trong chuyện và “Thương quá rau răm” xứng đáng là truyện ngắn độc đáo và hay nhất của Nguyễn Ngọc Tư.
-----------------------------------------
Trên đây là bài viết phân tích nghệ thuật kể chuyện qua truyện ngắn Thương quá rau răm. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!