Phân tích nghệ thuật tự sự trong Chí Phèo
Có lẽ khi nhắc đến thể loại truyện ngắn chúng ta đã không còn xa lạ với cái tên của tác giả Nam Cao, không những mang đậm giá trị văn minh, đặc sắc hơn nữa còn là những nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt để hiểu rõ hơn về cách sử dụng nghệ thuật của tác giả hãy cùng Topbee viết bài văn phân tích nghệ thuật tự sự trong Chí Phèo.
Dàn ý phân tích nghệ thuật tự sự trong Chí Phèo
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.
- Nêu khái quát nghệ thuật tự sự của Chí Phèo.
b. Thân bài:
- Khái quát tác giả Nam Cao: Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri. Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam, ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.
- Khái quát tác phẩm Chí Phèo:
+ Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời: Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941 Lúc đầu truyện có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Sau khi in lại trong tập Luống cày, tác giả đặt tên là Chí Phèo.
- Tóm tắt tác phẩm Chí phèo
- Nghệ thuật tự sự trong Chí Phèo
+ Cách dẫn chuyện linh hoạt và vô cùng hấp dẫn
+ Đoạn mở đầu rất độc đáo gây ấn tượng mạnh bởi lối trần thuật nửa trực tiếp
+ Có sự đan xen giữa lời người kể chuyện (Hắn vừa đi vừa chửi...) với độc thoại của nhân vật (Ờ! Thế này thì tức thật!...).
+ Sử dụng lối tự sự theo dòng nội tâm nhân vật để thuật lại diễn biến sự việc. Vì thế, trong lời trần thuật, hiện tại và hồi ức cứ lồng ghép vào nhau (đoạn mở đầu, đoạn tả Chí Phèo “bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài” ở cuối truyện,...
+ Lời người kể và lời nhân vật có khi nhập vào nhau khiến cho điểm nhìn trần thuật cũng thay đổi một cách linh động (lúc thì câu chuyện được thuật lại bằng một cái nhìn khách quan từ bên ngoài, lúc lại chuyển hoá thành điểm nhìn chủ quan của nhân vật từ bên trong).
+ Cách dẫn chuyện luôn biến ảo cùng những độc thoại nội tâm sinh động (thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu).
- Đánh giá nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Chí Phèo
c. Kết bài
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật tự sự trong Chí Phèo của tác giả Nam Cao
Phân tích nghệ thuật tự sự trong Chí Phèo
Văn học là nhân học, văn học được coi là một đóng góp vĩ đại trong quá trình hình thành nhận thức trong một con người. Hơn hết mỗi tác phẩm trong văn học là một hình ảnh thu nhỏ phản ánh xã hội thực tiễn hoặc xã hội của tương lai. Những giá trị đó đã từng ngày đưa độc giả tiếp cận với văn học một cách văn minh mà thực tế nhất. Nằm trong số những tác phẩm ẵm trọn giá trị đó “Chí Phèo” của tác giả Nam Cao đã thành công giúp người đọc chiêm nghiệm ra chân lí và những bất công của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Để nổi bật lên những vấn đề đó Nam cao không chỉ sử dụng những giá trị nội dung, cùng với đó là những giá trị nghệ thuật được điểm tô một cách tài tình, một trong số đó phải kể đến nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn “Chí Phèo”.
Truyện kể về Chí Phèo - một đứa trẻ bị bỏ hoang tại lò gạch cũ và không nơi nương tự, hắn được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau để nuôi lớn. Sau khi đã trưởng thành Chí tìm đến công việc làm canh điền cho nhà Bá Kiến, nhưng rồi Chí bị vu oan và bị bắt nhốt vào tù. Sau quá trình bảy năm trong tù Chí đã hoàn toàn biến thành một con người khác, hắn quay trở lại làm việc cho nhà Bá Kiến với mục đích đổi công lấy tiền mua rượu. Chí bị tha hóa đến nỗi người dân làng Vũ Đại ví hắn như một con quỷ dữ, đều xa lánh và miệt thị hắn. Cho đến một ngày Chí gặp được Thị Nở, được Thị nấu cho bát cháo hành, một bát cháo đơn thuần đó đã khiến Chí khát kháo trở lại cuộc sống lương thiện để được bên cạnh Thị Nở. Một lần nữa nữa Chí bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện.
Mỗi bài văn luôn cần có một mở bài cũng như việc mỗi câu chuyện luôn cần một lời dẫn. Tại vì sao? Vì sao lời dẫn trong một câu chuyện có vai trò quan trọng như vậy? Có thể hiểu lời dẫn là bức tường tàng hình của mỗi tác phẩm, tác giả sẽ đưa người đọc xuyên qua bức tường đó để đến, để cảm nhận từng giá trị chất chứa và tiềm tàng trong mỗi câu chuyện. Phải chăng tác giả Nam cao đã quá đỗi quen thuộc với những xuất phát, những tiên phong, bởi sau khi đọc “Chí Phèo” ấn tượng đầu tiên phải kể đến đó là cách dẫn chuyện vô cùng linh hoạt. Linh hoạt bởi lối trần thuật trực tiếp, linh hoạt qua cách đan xen giữa lời người kể chuyện qua “Hắn vừa đi vừa chửi...” với độc thoại của nhân vật “Ờ! Thế này thì tức thật!...”. Dù cho tác phẩm được kể theo ngôi thứ ba nhưng qua một số chi tiết trong truyện, ta thấy Nam Cao dường như muốn đặt bản thân vào thân phận của Chí để phần nào lột tả hoàn toàn được những giá trị tiềm ẩn bên trong con người này.
Nhắc đến truyện ngắn không thể không nhắc đến những nhân vật xuất hiện trong truyện, cũng đồng nghĩa với việc mỗi nhân vật đều sở hữu một tính cách, một tâm lí khác nhau. Phải nói rằng tài sử dụng nghệ thuật trong Nam Cao quả thật vô cùng độc đáo, ông tiếp tục đưa nghệ thuật tự sự theo dòng nội tâm nhân vật để thuật lại diễn biến sự việc. Vì thế, trong lời trần thuật ta thấy được sự xuất hiện của hiện tại và hồi ức cứ lồng ghép vào nhau qua đoạn mở đầu, đoạn tả Chí Phèo “bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài” ở cuối truyện. Không những thế với một số tình huống lời người kể và lời nhân vật có khi nhập vào nhau khiến cho điểm nhìn trần thuật cũng thay đổi một cách linh động. Từ yếu tố đó đã làm cho câu chuyện được thuật lại bằng một cái nhìn khách quan từ bên ngoài, lúc lại chuyển hoá thành điểm nhìn chủ quan của nhân vật từ bên trong. Xét trên nghệ thuật bằng những thực tế ta đã phải thả mình vào Chí Phèo để chiêm nghiệm văn học cùng Nam Cao, tác giả không chấm dứt nghệ thuật tại đó khi tiếp tục đưa nghệ thuật độc thoại nội tâm để điểm tô tác phẩm. Đó là cách dẫn chuyện hoàn toàn biến ảo tình tường mà mới mẻ trong Nam Cao, với mục đích cho độc giả cảm nhận và thấu hiểu hoàn toàn chủ đề và tư tưởng của tác phẩm này.
Cho đến thời điểm hiện tại cây bút nghệ thuật trong Nam Cao đều đã hoàn toàn chinh phục những đón nhận trên mọi phương diện. Bởi vì sao? Có lẽ truyện ngắn đối với nhà văn là cánh cửa mở ra để tiếp tục niềm đam mê với văn học, chính từ niềm đam mê đó, Nam Cao đã đem đến cho người đọc những nội dung thuần khiết, sâu sắc, những nghệ thuật tài hoa mà tinh tế. Chính tác giả đã chiêm nghiệm: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những đau khổ kia thoát từ những kiếp lầm than”, bởi vì vậy nghệ thuật trong tác giả là một giá trị ngang hàng với vô vàn giá trị cao cả khác. Thế nên Chí Phèo nói riêng và những tuyệt phẩm khác nói chung đầu mang đậm một sắc phái nghệ thuật độc lập mà mới mẻ xuất phát từ chính tâm tư của Nam Cao. Đồng thời nghệ thuật tự sự trong Chí Phèo đã đang và sẽ luôn luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim mỗi người đọc. Bởi mỗi một giá trị nhỏ bé trong nghệ thuật tự sự đó là một cơ sở để xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật lớn trong tác phẩm, thế nên với việc sử dụng nghệ thuật tự sự trên là một lựa chọn đúng đắn và thành công với với tác phẩm Chí Phèo nói riêng và thành công cho chính sự nghiệp văn học của Nam Cao nói chung.