Phân tích nhân vật người bà trong đoạn trích Giấc mơ của bà nội
Tình yêu thương trong gia đình luôn là đề tài đem đến cho người đọc những cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng và không bao giờ bị bào mòn bởi thời gian. “Giấc mơ của bà nội” - tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng mở ra trang sách về lòng yêu thương, quý mếm, lo lắng của người bà dành cho con cháu mình. Cùng Topbee đến với bài viết Phân tích nhân vật người bà trong đoạn trích Giấc mơ của bà nội nhé!
Dàn ý phân tích nhân vật người bà trong đoạn trích Giấc mơ của bà nội
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích
b.Thân bài:
- Hình tượng người bà:
+ Một người phụ nữ đã lớn tuổi nhưng không ngại đường xa, vất vả đi từ ngoại thành vào trong thành phố để thăm con cháu
+ Bà luôn lo lắng cho gia đình con: ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe
+ Giúp con quét dọn nhà cửa, bàn thờ, huy chương vì biết con bận kiếm tiền chưa có thời gian để làm điều đó
+ Sống một mình ở quê nhưng không lên sống cùng gia đình con vì lo chuyện nhà cửa ở dưới quê
-> Bà là một người tốt bụng, luôn quan tâm, chăm lo cho con cháu
- Tình yêu thương của bà dành cho con cháu
+ Tình yêu ấy rất to lớn và vĩ đại, mỗi chuyến đi bà đều đem quà, đồ ăn dưới quê lên giúp đỡ con một phần tiền sinh hoạt và để cho cháu hưởng thụ hoa quả mang màu sắc quê hương thân quen
+ Bà chơi với cháu, mua lá thuốc cho tôi khi phát hiện cậu bị ghẻ lở, nhớ đến bệnh của hai con còn tận tình chuẩn bị thuốc và nhắc nhở
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học cho bản thân
Phân tích nhân vật người bà trong đoạn trích Giấc mơ của bà nội
Một gia đình hạnh phúc, êm ấm đều có hình bóng tần tảo, giỏi giang chăm lo mọi sinh hoạt cho cả nhà của mẹ. Nhưng người cũng đã đóng vai một người mẹ và giờ đây khi đã trở thành bà – vẫn luôn giữ thói quen quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ, kĩ lương cả gia đình, với niềm lo lắng và hi vọng cả nhà được bình yên khoẻ mạnh. Người bà trong đoạn trích “Giấc mơ của bà nội” của nhà văn Ma Văn Kháng cũng vậy, mọi thứ quan trọng bà đều ghi nhớ và luôn nhắc nhở con cháu mình thật cẩn thận. Điều đó giúp người đọc hình dung được sự hiện diện của bà mình qua hình tượng người bà trong truyện.
Khi đã có tuổi, di chuyển đôi phần bất lợi nhưng người bà vẫn không ngại đường xa, đi xe từ ngoại thành vào thành phố tới chín giờ sáng mới tới nơi, để đem những món quà từ quê hương cho con cháu mình “Có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu. Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị mệt và hoa hòe cho bố tôi mới chơm bị tăng huyết áp”. Những món quà ấy tuy không cao quý đắt tiền nhưng lại có mạng đậm hương sắc của quê hương giản dị, thân mến khiến cho đám trẻ trong nhà vô cùng thích thú. Bà cũng không kêu than oán trách đồ đạc lủng củng nhiều đồ khiến bà mệt, kiệt sức vì bà chỉ bận lo cho con cháu mình thiếu đồ ăn, dinh dưỡng không tốt, mặc cho có thể đi mua đồ ăn ở ngoài nhưng vẫn mang lên từ quê vì không sợ đồ quê không đảm bảo an toàn.
Không chỉ có vậy, bà còn là một người yêu thương, quan tâm chồng mình và con cháu, nhớ đến chồng là một người chịu nóng bức rất giỏi, ngồi trên toa tàu kín gió cũng không đổ mồ hôi khi thấy nhân vật “Tôi” mới một lúc đã mồ hôi nhễ nhại. Hay đến ngày chủ nhật, thời điểm mà bà trở nên bận rộn, bà làm mọi công việc để thay đổi diện mạo của ngôi nhà giúp cho nó trở sạch sẽ hơn sau những ngày không được chăm sóc kĩ càng. Bắt đầu từ trên bàn thờ thiêng liêng, rồi đến những tấm huy chương danh dự của bố tôi, bà bận luôn chân luôn tay những công việc nhà quét tước quen thuộc mà bà hằng làm suốt một đời, bà cũng không một lời trách móc con cái vì bà biết để có một cuộc sống no đủ, không thể chỉ mỗi ở nhà mà con phải ra ngoài bề bộn với công việc kiếm tiền.
Lo cho cháu mình cảm thấy tủi thân khi không có cha mẹ kề bên, bà hóa thân thành “Mẹ” chải đầu cho Tú, trở thành một người “Bạn” dạy em chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun để xua tan đi sợ cô đơn nhạt nhẽo của gia đình. Không dừng ở đó, bà còn biến mình thành ”Bác sĩ" khi thấy những vết ghẻ lở trên người nhân vật tôi, bà hô hoán, cáu giận khi mẹ tôi lơ là không để ý đến con chỉ biết ra ngoài kiếm tiền, rồi lập tức ra ngoài mua nắm lá về đun tắm, bệnh không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng nên bà càng để ý hơn, dặn dò mẹ tôi ngày nào cũng phải mua lá về tắm, chăm sóc cho con.
Bà còn nói “Bà đón tôi về ở với bà”, xuất phát từ thương xót cháu mình và cũng từ sự cô đơn. Con người càng về già càng cảm thấy cô đơn, chán chường, không còn bận bịu với công việc kiếm tiền nữa nhưng lại quá rảnh rỗi khiến tâm trạng khó chịu, nhức nhối, thời trẻ làm việc đã quen nên sinh ra thói quen không thể gỡ bỏ thế nên khi có cháu ở bên sẽ cảm thấy an tâm hơn là để ở nhà tự chăm sóc bản thân còn bố mẹ thì bận cống hiến sức mình cho công việc. Thế nên các gia đình khi bận điều sẽ nghĩ đến việc gửi con cho ông bà chông coi hơn là thuê người ngoài, vì ông bà có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ, có trẻ con căn nhà sẽ vui vẻ tràn đầy sức sống.
Bà sống một mình, người bạn đời thân thiết đã mất làm cho bà cảm thấy cô đơn mong mỏi có người thân ở bên. Song bà cũng không lựa chọn việc sống cùng gia đình con, bởi bà biết sống cùng người già sẽ có nhiều rắc rối, con cháu sẽ không thoải mái, thỉnh thoảng gặp nhau sẽ trân trọng, gắn bó tình thương gia đình hơn. Và vì bà còn là người lớn nhất trong nhà, lo lắng nhà cửa, vườn tược, thờ thổ tiên ở dưới quê không có người chông coi, để ý, cứ bỏ trống ở đấy thì mất linh thiêng, tổ tiên không phù hộ con cháu. Từ đó có thể thấy được tình yêu thương của bà dành cho con cháu mình to lớn đến nhường nào.
Qua câu chuyện, tình yêu không đến từ một phía, bà lo lắng, quan tâm, chăm sóc, yêu thương con cháu và con cháu cũng vui vẻ, hân hoan, đáp lại tình thương dành cho bà, cho mẹ mình. Để từ đó mà chúng ta học được cách thêm trân trọng yêu quý bà mình hơn, không còn cảm thấy phiền hà mỗi khi bị bà nhắc nhở mọi chuyện vì tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng cẩn thận từng tí của bà dành cho chúng ta. Nếu bà không yêu thương thì sẽ không nhắc nhở từ chuyện vụn vặt nhất.