Phân tích Quang Trung đại phá quân Thanh (Văn 8 Kết nối tri thức)
Qua bài văn mẫu Phân tích Quang Trung đại phá quân Thanh (Văn 8 Kết nối tri thức) ta thấy văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh” là một đoạn trích tiêu biểu của bộ tiểu thuyết lịch sử “Hoàng lê nhất thống chí” , qua đó đã thành công tái hiện lại một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta: dưới sự chỉ huy của người anh hùng Quang Trung, cuộc tiến quân ra Thăng Long được diễn ra một cách nhanh chóng, khiến cho địch không kịp trở tay và nhận về thất bại thảm hại.
Dàn ý Phân tích Quang Trung đại phá quân Thanh (Văn 8 Kết nối tri thức)
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài
- Giới thiệu về Quàn Trung
+ Xuất thân: Là người anh hùng áo vải ở mảnh đất Tây Sơn.
+ Tính cách: là con người hành động và làm việc liên tục không ngừng nghỉ, có tính cách xông xáo, biết nắm bắt thời cơ, mọi quyết định đều được đưa ra nhanh gọn và dứt khoát, xứng đáng là một vị chủ tướng lãnh đạo hàng vạn quân.=> cương quyết, mạnh mẽ trong mỗi lần ông hành động
+ Nổi tiếng là người thông minh, có trí tuệ sáng suốt, mưu cao trí lược, có kiến thức, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc
+ Dùng bài hịch để lên án những tội trạng, việc ác mà bọn giặc đã gây ra cho nhân dân ta, chúng hành động xâm lăng phi nghĩa, phá huỷ nhiều nếp nhà, đàn áp nhân dân “bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”. => Giúp cho quân dân ta được động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu.
III. Kết bài
Nêu suy nghĩ của bản thân em sau khi học xong tác phẩm.
Phân tích Quang Trung đại phá quân Thanh (Văn 8 Kết nối tri thức)
“Hoàng lê nhất thống chí” được coi là bộ tiểu thuyết lịch sử vĩ đại nhất của gia tộc họ Ngô. Tác phẩm được viết bằng chữ hán, là một sáng tác có quy mô lớn và đã đạt gây tượng tiếng vang tới độc giả, gặt hái nhiều thành công về mặt nội dung phản ánh và cả nghệ thuật biểu đạt.Trong đó, “Quang Trung đại phá quân Thanh” là một đoạn trích tiêu biểu, đã tái hiện lại một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta: dưới sự chỉ huy của người anh hùng Quang Trung, cuộc tiến quân ra Thăng Long được diễn ra một cách nhanh chóng, khiến cho địch không kịp trở tay và nhận về thất bại thảm hại.
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở mảnh đất Tây Sơn, ông là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.Với tài năng và phẩm chất tốt đẹp của mình, người anh hùng áo vải ấy đã lãnh đạo quân ta đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, làm nên chiến thắng oanh liệt, làm cho kẻ thù và bọn bán nước cầu vinh nhục nhã ê chề.
Nhắc tới vua Quang Trung, đầu tiên phải kể đến một con người với tính cách cương quyết, mạnh mẽ trong mỗi lần ông hành động. Khi nhận được tin báo giặc đã kéo đến tận thành Thăng Long ông đã rất phẫn nỗ với hành động to gan đó của giặc, ngay lập tức cho họp các tướng sĩ, định dẫn quân đi chiến đấu ngay “giận lắm” "định thân chinh cầm quân đi ngay". Nhưng may thay có các tướng sĩ khuyên can nên ông đã lấy lại bình tĩnh để họp bàn kế sách chiến đấu.Và chỉ trong vòng có một tháng, người anh hùng Nguyễn Huệ đã làm nên bao việc trọng đại: "Tế cáo trời đất", "lên ngôi hoàng đế", "đốc suất đại binh'' ra ngoài Bắc để gặp gỡ "người cống sĩ ở huyện La Sơn", mở các cuộc tuyển mộ quân lính, chiêu mộ nhân tài, tổ chức các cuộc duyệt binh lớn, phủ dụ tướng sĩ, định các kế hoạch hành quân, đánh giặc và lên chiếc lược để đối phó với nhà Thanh sau khi giành được chiến thắng. Qua đó có thể thấy Quang Trung- ông là con người hành động và làm việc liên tục không ngừng nghỉ, có tính cách xông xáo, biết nắm bắt thời cơ, mọi quyết định đều được đưa ra nhanh gọn và dứt khoát, xứng đáng là một vị chủ tướng lãnh đạo hàng vạn quân.
Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ còn nổi tiếng là người thông minh, có trí tuệ sáng suốt, mưu cao trí lược, có kiến thức, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ biết nhìn xa trông rộng mà ông đã định hình và phân tích một cách rõ ràng về tình thế và về thời cuộc để khi lên ngôi vua có thể " để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người". Trước khi đưa ra các quyết định, ông sẽ đều cân nhắc sao cho phù hợp để yên bề tình hình, hợp tình, hợp lí nhằm tiến tới mục đích cuối cùng một cách thuận lợi. Ông phân tích chi tiết, cặn kẽ về tình hình quân địch, sau nhận định được thế và lực của hai bên, ông rút ra kết luận và phán đoán, lên kế hoạch cho từng bước đi của quân ta. Trong bài hịch của mình, ông đã đưa những tội trạng, việc ác mà bọn giặc đã gây ra chó nhân dân ta, chúng hành động xâm lăng phi nghĩa, không chỉ vậy mà còn phá huỷ nhiều nếp nhà, đàn áp nhân dân “bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”. Nhờ đó đã giúp cho quân dân ta được động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu. Đối với những kẻ dễ thay lòng đổi dạ, không trung thành, ông thường dùng lời lẽ mềm, lạt mềm buộc chặt để thuyết phục mà vẫn giữ vững cái uy.
Với Quang Trung, tư tưởng quyết chiến, quyết thắng cùng tầm nhìn xa, trông rộng là một yếu tố rất quan trọng. Ông đã kiên quyết mà khẳng định chắc chắn rằng sẽ lấy lại kinh thành Thăng Long trong vòng mười ngày, và đúng như lời nói của mình, ông đã tạo nên một chiến thắng thật oanh liệt, vang dội trong suốt những năm kháng tháng chống quân xâm lược của nhân dân ta.
------------------------------
Trên đây Topbee đã vừa cung cấp tới các em dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Quang Trung đại phá quân Thanh (Văn 8 Kết nối tri thức). Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em, cảm ơn các em đã tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt điểm cao bộ môn Ngữ Văn.