Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa đông
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa đông

icon-time17/1/2024

Hành động giải phóng là hành động tự phát và nó trở thành phát triển tự giác. Chi tiết: “ Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa Xuân” là chi tiết đặc sắc của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.


Dàn ý Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa đông

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Sự vô cảm của Mị:

+ Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay bên cạnh một người sắp chết.

+ Mị chẳng còn thiết tha với xung quanh, kể cả đồng loại của mình – một kẻ đang cận kề cái chết và đứng ở trước mắt mình.

- Chi tiết dòng nước mắt

+ Chính dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương mình rồi đến thương người trong Mị.

+ Mị lé mắt trông sang và nhìn thấy “một dòng lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xám đen lại” của A Phủ.

- Hành động cắt dây cởi trói:

+ Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ như tự cắt dây trói trong bản thân mình.

+ Giờ đây, Mị đã mạnh lẽ vùng lên cắt phanh sợi xích của cuộc đời.

3. Kết bài: Tóm lại vấn đề cần nghị luận


Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa đông - Mẫu 1

      Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả''. Thật vậy, không lẽ là con người với nhau lại có thể tàn nhẫn, đứng nhìn người khác chết trước mắt lại nhẫn tâm bỏ mặc. Chi tiết sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân đã cho ta cảm nhận được tình người trong cái cảnh khổ đau ấy.

      Một cô Mị vui vẻ, yêu đời, một cô Mị đầy tính phản kháng trong đêm tình mùa xuân như ánh lửa bập bùng cháy nay chỉ còn lại đống tro tàn trong tâm hồn bởi sự vô cảm đã xâm chiếm tâm can. Hằng đêm, Mị ra sưởi lửa hơ tay ở bếp lửa gần nơi A Phủ bị nhà thống lí bắt trói đứng ở cây cọc ngoài trời. Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay bên cạnh một người sắp chết, thậm chí cô còn nghĩ rằng: “ Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị chẳng còn thiết tha với xung quanh, kể cả đồng loại của mình – một kẻ đang cận kề cái chết và đứng ở trước mắt mình. Mị thản nhiên đến lạnh lùng, sự vô tâm của Mị như đang tiếp tay của gia đình thống lý. Điều gì khiến Mị trở thành như thế? Sự tha hóa ấy sẽ được hoá giải? Câu trả lời dường như vô vọng, bởi chính Mị còn thờ ở vô cảm với bản thân mình. Người phụ nữ nhỏ bé bị “ A Sử đánh ngã xuống cửa bếp”, thế nhưng hôm sau cô vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước. Mị thậm chí đã gan lì hơn và chẳng sợ những trận đòn. Cô không đau đớn, không oán than cũng không bày tỏ bất kì cảm xúc gì cho chính bản thân mình. Chính dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương mình rồi đến thương người trong Mị: Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị lé mắt trông sang và nhìn thấy “một dòng lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Nếu như trước đó A Phủ là một chàng trai cường tráng như hổ, khoẻ mạnh và ngang tàng, “dám trượng nghĩa” đánh cả con quan, thì giờ đây sau nhiều đêm bị trói đứng và bị bỏ đói, thân thể cường tráng ngày nào giờ chỉ còn là một cái xác sắp héo khô, làn da đã xám đen lại, hai hõm má hút sâu vào gầy gò và đáng thương. Tô Hoài đã dành rất nhiều tâm lực cho câu văn miêu tả dòng nước mắt của A Phủ, bởi lẽ nó như một cầu nối đã gắn liền sự vô cảm và thương cảm trong lòng Mị: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Ở chi tiết này, chính nhờ ngọn lửa mà Mị hơ tay mỗi đêm đông đã soi đường cho Mị thấy dòng nước mắt và chính sự kết nối ấy đã mở cho cuộc đời Mị một trang mới về sau này. Dòng nước mắt ấy mang sự đắng chát của một thân phận nô lệ bất lực, tủi nhục trước số phận của một kẻ đang hấp hối trước thần quyền và cường quyển. Những lưỡi dao vô hình đã cứa vào cuộc đời một chàng trai trẻ, vết cắt ấy đã trở thành vết “chí mạng” khiến A Phủ đang bất lực trước tử thần. 

Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa đông (ảnh 1)

Bờ vực giữa sự sống và cái chết sao mà mong manh? Thân phận con người bấy giờ sao mỏng manh? Thế nên anh chàng đã rơi nước mắt, khẽ thương xót cho cuộc đời mình. Và kì diệu thay khi Mị nhìn thấy dòng nước mắt ấy, dòng nước mắt đã gột rửa trái tim băng giá của Mị, lòng thương người cùng cảnh ngộ trỗi dậy mạnh mẽ. Tâm lý của Mị đã chuyển biến từ một con người vô cảm sang đồng cảm, nhìn A Phủ, Mị lại nghĩ đến thân phận mình. Trong thiên truyện này, tâm lý nhân vật Mị là tâm lý có nhiều diễn biến nhất, phức tạp nhất. Bởi lẽ cô đã trải qua nhiều đấu tranh nội tâm để đi đến quyết định cuối cùng mang tính táo bạo. Trước khi cắt dây cứu A phủ, Mị đã suy nghĩ, đấu tranh nội tâm rất nhiều. Với những dòng độc thoại, Mị mường tượng khi A Phủ chạy đi, Mị sẽ là người thay thế và rồi sẽ chết ở cái cột này. Nhưng tất cả tình yêu thương con người, đồng cảm với đồng loại đã cắt mất sợi dây vô cảm của Mị, đưa Mị đi đến quyết định cắt mất sợi dây trói A Phủ. Đây là một hành động liều lĩnh “ chưa từng có” xưa nay, bởi ai dám chống lệnh thống lý đều phải nhận lấy kết cục đắng.  Và thế, Mị đã mạnh dạn cắt mất sợi xích ban đầu, sợi xích thần quyền, cường quyền đã cản bước Mị, giam hãm tuổi thanh xuân của Mị. Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ như tự cắt dây trói trong bản thân mình. Đó là sức mạnh tiềm tàng những ngày xuân và như nhọn lửa cháy bùng lên thành sức mạnh vùng lên giải phóng. Từ sức mạnh nội tâm trở thành sức mạnh hành động. Giờ đây, Mị đã mạnh lẽ vùng lên cắt phanh sợi xích của cuộc đời. Ngay lúc này đây, Mị đã khát khao được sống, được sống một cuộc đời đáng sống. Câu văn ngắn cùng những động từ mạnh mẽ, gấp gáp: Mị cũng vụt chạy ra… Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp…Mị nói thở…gấp gáp, khẩn trương, hồi hộp đưa diễn biến lên cao trào, khiến người đọc như ngạt thở theo từng hành trình của Mị. 

      Quả thật, áp bức, bóc lột của giai cấp càng nặng nề, sự vùng lên đấu tranh cành mạnh mẽ. Thực chất, quá trình Mị cắt dây cởi trói và chạy theo A Phủ là một quá trình tự nhận thức.


Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa đông - Mẫu 2

      Tô Hoài là cây văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông có vốn sống, sự hiểu biết sâu sắc về con người và phong tục văn hóa Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài khi viết về cuộc đời và số phận của hai vợ chồng người Mông dưới ách phong kiến ở miền núi trước năm 1945. Tác phẩm không chỉ nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống của người nghèo mà con là giá trị nhân văn sâu sắc khi hướng đến những giá trị tốt đẹp, sức sống mãnh liệt bên trong con người, điều này được thể hiện rõ qua chi tiết Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

      Nàng từng là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, được nhiều trai làng theo đuổi, “những chàng trai về động trước”. Xinh đẹp, trẻ trung, yêu đời và yêu tự do, lẽ ra tôi xứng đáng được sống một cuộc đời hạnh phúc nhưng cuộc đời tôi là một chuỗi đau khổ, bi kịch khi bị ép làm con dâu gạt nợ cho cha.

      Từ khi về làm dâu để trả nợ cho nhà thống lý, Mị như con rùa bị nhốt vào xó, không kịp phản ứng, sống cuộc đời lang thang. Sức sống trong Mị bị tê liệt nhưng không bị dập tắt hoàn toàn bởi chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua, sức sống ấy bùng cháy dữ dội hơn bao giờ hết. Đêm tình xuân, sức sống trong tôi trỗi dậy, nhưng không đủ để Mị tự cứu mình. Mãi đến đêm cắt dây cứu A Phủ, sức sống tiềm ẩn mới thực sự được đánh thức.

      Trong đêm, với tay thổi lửa, Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ bị trói dưới sân nhà thống lí Pá Tra. Cảnh ràng buộc những người thân trong gia đình đã trở nên quá quen thuộc khiến tâm hồn tê liệt của Mị vô cảm, rơi nước mắt trước sự xuất hiện của A Phủ. Khi ấy, giọt nước mắt của A Phủ đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và làm cho sức sống trong Mị bùng cháy mãnh liệt.

Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa đông (ảnh 2)

      Nhìn thấy cảnh ngộ của A Phủ, tôi nhớ lại ký ức đau buồn khi bị A Shi trói buộc. Mị dần thức tỉnh từ trong vô thức phần ý thức đã bị tê liệt bấy lâu nay, tôi ý thức rõ hơn bao giờ hết tội ác của hai cha con “chúng trói người vào chỗ chết”. Cảm thương cho số phận bất hạnh của A Phủ và bất bình trước tội ác của hai cha con, Mị đã có một hành động táo bạo khi cắt dây cởi trói cho A Phủ.

      Phải thấy rằng hành động này rất dứt khoát, táo bạo, thể hiện sức sống mãnh liệt đang thức tỉnh trong tôi bởi khi tôi cắt dây thừng nghĩa là tôi đã chấp nhận đương đầu với không chỉ cường quyền mà còn cả thần quyền. Sau khi cứu người, Mị bỗng sợ hãi chạy theo A Phủ, đây cũng là lúc sức sống và niềm đam mê sống thể hiện rõ nhất và cũng chính tình yêu, khát vọng sống đã cứu sống A Phủ và chính bản thân mình.

      Chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ không chỉ lên án sâu sắc các thế lực phong kiến ở miền núi đã tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của con người mà còn thể hiện tấm lòng đồng cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân những nạn nhân nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương trong xã hội ấy.

      Miêu tả sự bừng tỉnh sức sống trong tôi, nhà văn Tô Hoài cũng chỉ ra con đường để những người dân nghèo tự giải thoát cho cuộc sống của mình, đó là dũng cảm đứng lên chống cường quyền, thần quyền, tham gia cách mạng, hướng tới cuộc sống tốt đẹp. Đây là những thông điệp mới của Tô Hoài được thể hiện trong tác phẩm này.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question