Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê của Thạch Lam
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê của Thạch Lam

icon-time2/5/2024

 Nhà mẹ Lê là một phần của tập truyện ngắn “ Gió lạnh đầu mùa”, tác phẩm kể về số phận của một gia đình nghèo khó sống ở Đoài Thôn, người mẹ cùng mười một đứa con chen chúc trong một căn nhà lá, “ trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.” Tác phẩm mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn Thạch Lam muốn gửi gắm, những con người không chỉ nghèo khổ về cuộc sống mà còn là sự xói mòn của tinh thần.

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê của Thạch Lam


Mục lục nội dung

Mở bài

Khi nhận xét về các sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân từng cho rằng: “ Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị mà nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”. Chúng ta không khỏi đau xót khi chứng kiến thảm cảnh Nhà mẹ Lê – một người mẹ khốn khổ cùng với mười một đứa con nheo nhóc trong căn nhà rách nát. Nhà mẹ Lê là một nỗi đau của  Thạch Lam. Cuộc sống của những con người nghèo khổ là những nhát dao rỉ máu trên cây bút của một nhà văn dành hết tình thương của mình cho những số phận hẩm hiu.


Thân bài

Sống trong lòng xã hội thực dân nửa phong kiến, chứng kiến biết bao bất công của chế độ cũ nát tàn bạo, áp lực bóc lột những người dân lương thiện, Thạch Lam dám nhìn thẳng vào nỗi đau ấy, khơi dậy lòng đồng cảm để rồi dùng ngòi bút của mình để thốt lên những nỗi đau không thể nói của những con người bất hạnh ấy. Hiện thực cuộc sống là nguồn cảm hứng, nơi mà nhà văn dùng tình thương của mình để viết nên con chữ, Thạch Lam cũng là một nhà văn sống với hiện thực, viết về hiện thực. Cuộc sống nơi phố huyện nghèo tăm tối đã thôi thúc ông khám phá và viết về nó, người con của Tự lực văn đoàn thấu hiểu được cái khổ của những con người đói khát, lạnh lẽo giữa cơn gió lạnh đầu mùa. Không phải ai cũng có thể phản ánh hiện thực tàn khốc đó rõ nét như ông, phải thực sự có năng lực thấu cảm sâu sắc mới có thể khắc hoạ một cách chi tiết và chân thực như vậy. Năng lực đó không phải tự nhiên mà có, cũng không phải được tạo hoá ban tặng, mà chính là tấm lòng đồng cảm sâu sắc, tràn đầy tình thương của ông với dân nghèo. Nhà mẹ Lê là một phần của tập truyện ngắn “ Gió lạnh đầu mùa”, tác phẩm kể về số phận của một gia đình nghèo khó sống ở Đoài Thôn, người mẹ cùng mười một đứa con chen chúc trong một căn nhà lá, “ trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.” Tác phẩm mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn Thạch Lam muốn gửi gắm, những con người không chỉ nghèo khổ về cuộc sống mà còn là sự xói mòn của tinh thần.

Mở đầu chuyện ngắn là khung cảnh phố chơi Đoài Thôn tồi tạn, hai dãy nhà lụp xụp, âm u, tăm tối như cuộc sống của những người dân nơi đây. “ Những kẻ ngụ cư” nơi phố chợ là bảy tám gia đình nghèo khổ, người kéo xe, người làm thuê, ở mướn cho những nhà giàu có trong làng. Mỗi gia đình đề được gọi tên bằng tên của người mẹ, mẹ Hiền, mẹ Lê, thứ duy nhất giống nhau đó chính là nhà ai cũng nghèo nàn cả. Nhà mẹ Lê là một gia đình tiêu biểu nơi xóm chợ, nhà nghèo với một đàn con nheo nhóc. Người mẹ già, thấp bé, chân tay nhăn nheo cùng với mười một đứa con, đứa bé nhất còn bế trên tay, “chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát”. Cách miêu tả đó có thể phần nào thấy được hoành cảnh nghèo đói của gia đình mẹ Liên, nghèo khổ rồi phải cưu mang ngần ấy cái miệng ăn lại càng thêm nghèo khổ. Người mẹ ấy phải chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con, những ngày sung sướng là ngày buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu để nuôi đứa con đói đợi ở nhà. Nhưng khổ càng thêm khổ, khi tới mùa rét, không còn ai mướn làm việc gì nữa, những đứa con khóc lả đi vì đói, lại càng không có nổi manh áo ấm, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét buốt. Cái khổ của nhà mẹ Lê là cái khổ của một gia đình đông con, có lẽ nhận thức được điều ấy, nên mỗi khi có người đùa vui rằng “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.” thì bà cũng chỉ trả lời một câu” Mất bớt đi cho nó đỡ tội”. Tội bà, tội những đứa con hay tội những tháng ngày cơ cực.

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê của Thạch Lam

Sống trong cái cảnh đói nghèo như thế, không thể nói là lạc quan nhưng người mẹ ấy vấn không hề than vãn, không hề dằn vặt hoàn cảnh, vẫn cố gắng làm đủ để nuôi những đứa con, dù có khó khăn cũng không bao giờ từ bỏ hy vọng. Trong hoàn cảnh cùng cực nhất, mẹ Lê vẫn giữ lại hy vọng nhỏ bé cuối cùng, đó là vào nhà ông Bá để xin gạo. Một người mẹ đáng kính mang phẩm chất quý giá của con người Việt Nam, cần cù, chịu khó, nhẫn nhịn, hi sinh, vậy mới nói, Thạch Lam là con người của người dân lao động, thực sự là một nhà văn “ chăm chút cho cái đẹp”. Mượn cuộc sống của những người ngheo đói, Thạch Lam phần nào muốn lên án chế độ xã hội thực dân phong kiến, sự thống trị tàn bạo khiến cuộc sống con người rơi vào đường cùng, cũng giống như Chí Phèo, cả đời người là hậu quả của chế độ ấy, nhè mẹ Liên cũng không ngoại lệ, cái kết cuối cùng đó chính là cái chết. Quá đau lòng khi chứng kiến đàn con phải chịu đói suốt cả buổi, mẹ Lê lại vá lại manh áo rét, liều lĩnh đi xin gạo mặc dù bị đeo doạ rằng sẽ thả chó đuổi, bất chấp nguy hiểm, người mẹ tần tảo ấy quyết định đánh cược, sẵn sang hy sinh thân mình để kiếm miếng ăn cho những đứa con mà bà từng nói vu vơ rằng mất cho đỡ đói. Tác phẩm kết thúc một cách đầy ám ảnh, hình ảnh, trong cái rét buốt của mùa đông, Mẹ Lê gặp nạn khi bị chó ông Bá cắn. Sự đau đớn và tuyệt vọng của bà được mô tả qua việc máu chảy ròng ròng trên bắp chân bà. Cảnh chết của Mẹ Lê là biểu tượng cho sự kết thúc bi thương của một cuộc đời đầy gian truân và hy sinh. "Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ con bác Lê ngồi ở vỉa hè. Con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chợ một lát rồi sẽ về. Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ hết." Cảnh tượng những đứa trẻ mồ côi ngây thơ, ngồi chờ đợi mẹ với niềm tin ngây thơ rằng mẹ sẽ trở về, sự ngây thơ ấy càng đâm sâu vào lòng đồng cảm của nhà văn khi biết rằng mẹ chúng sẽ mãi mãi không trở về nữa. Thạch Lam dằn vặt, đau xót, phải chăng rằng những đứa trẻ ấy sẽ phải nối tiếp cái nghèo, cái khổ của mẹ chúng để rồi lại dẫn tới kết cục bi ai. Những người hàng cóm xung quanh cũng phải chạnh lòng, đau thắt lại, lo cho số phận con trẻ mồ côi không nơi nương tựa rồi sẽ đi về đâu, khi chính họ cũng quá nghèo để có thể nghĩ tới chuyện cưu mang những đứa nhỏ. Câu kết của đoạn truyện "họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ hết" càng khiến người đọc rơi nước mắt. Câu văn ẩn chứa sự bi ai, những day dứt khôn nguôi về số phận những đứa trẻ mồ côi phải sống trong nghèo khó mà không ai biết đến bao giờ mới hết. Nỗi niềm u uất, khắc khoải của những con người còn sống trong cảnh đói nghèo, thiếu thốn đã được khắc họa một cách chân thực, đầy chua xót. Đoạn kết của câu chuyện mang lại giá trị nhân văn sâu sắc cũng như khơi gợi nhiều trạng thái cảm xúc nơi người đọc, từ bi ai, chua xót tới lo sợ, nghi ngờ và tương lai phía trước của bọn trẻ mồ côi nói riêng và cuộc sống những người dân nghèo xóm chợ nói chung.

Qua tấn bi kịch của mẹ con nhà bà Lê, tác giả như muốn phê phán một xã hội đầy bất công, phân hóa giàu nghèo cùng cực, nơi người nghèo luôn phải sống trong đói nghèo, khổ cực mà không lối thoát. Cảnh trẻ mồ côi mất đi bàn tay che chở chính là hình ảnh bi đát về số phận con người khốn khổ nhất, khiến người đọc không khỏi xót xa, day dứt, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc. Tác phẩm không chỉ khắc hoạ giá trị nhân đạo, tình thương người cùng cực của nhà văn, Nhà mẹ Lê còn là truyện ngắn mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn. Thạch Lam đã sử dụng những chi tiết miêu tả rất sinh động, giàu hình ảnh để khắc họa cụ thể, chân thực hình tượng các nhân vật. Nhân vật mẹ Lê được miêu tả rất đậm nét qua dáng vẻ bề ngoài, tính cách, hành động, hay vẻ đói khát của những đứa con thơ chờ mẹ về. Cách miêu tả tình huống của nhà văn cũng gây ấn tượng mạnh mẽ, có lẽ nhiều người đã đoán được cái kết của câu chuyện nhưng đoạn kết vẫn gây ám ảnh, ghi dấu ấn sâu trong lòng người đọc. Là một nhà văn của người dân lao động, Thạch Lam cũng sử dụng lối tả thực, ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống để miêu tả những cảnh đời nghèo khó, nghệ thuật ẩn dụ tương phản giữa kẻ giàu người nghèo càng làm nổi bật thêm cuộc sống nghèo nàn nơi đây.


Kết bài

"Nhà mẹ Lê" là một tác phẩm tiêu biểu về nghệ thuật kể chuyện của văn học hiện thực phê phán, thể hiện trọn vẹn tài năng của nhà văn Thạch Lam. Tác giả sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đa dạng để miêu tả chân thực cuộc sống, con người cũng như đưa câu chuyện tới đỉnh điểm, cao trào. Truyện ngắn "Nhà mẹ Lê" để lại nhiều ấn tượng khó phai về một thực trạng xã hội đáng buồn, về số phận lầm than, bất hạnh của những con người nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng khơi gợi những suy ngẫm sâu sắc về ý nghĩa nhân văn, về tình thương yêu và trách nhiệm của con người với đồng loại.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question