Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Cao Thị Tỵ
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Cao Thị Tỵ

icon-time25/7/2024

Nhà văn Cao Thị Tỵ mang đến cho đọc với tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp qua truyện ngắn “Bố tôi”. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây. 

Truyện ngắn Bố tôi của Cao Thị Tỵ

Ngoại kể rằng Mẹ tôi mất sớm vì một căn bệnh hiểm nghèo khi hai anh em tôi vẫn còn rất nhỏ, lúc đó em tôi mới một tuổi, còn tôi mới lên ba, cú sốc quá lớn khiến Bố tôi sầu não ủ ê đến hàng mấy năm trời vẫn chưa nguôi ngoai. Hàng ngày ngoại trông nom chăm bẵm anh em chúng tôi để bố đi làm, nhưng cứ về đến nhà là bố lại ôm chúng tôi vào lòng vỗ về, chăm sóc cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Bố không biết ru hay và ngân nga trầm bổng như ngoại, nhưng giọng của bố trầm ấm, bố ru chúng tôi bằng những bài thơ. Và bài ru mà tôi thường xuyên nghe nhất đó là bài Bầm Ơi. Cứ mỗi lần bế chúng tôi lên võng hay lên giường là bố mở đầu bằng bài Bầm ơi, cứ vậy bố đọc đi đọc lại bài bầm ơi một lát là anh em tôi ngủ say, nhiều khi tôi thấy bố nghẹn ngào xúc động, nhất là những khi bố nhắc đến Tên Mẹ. Những giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt bố. Thấy bố nột mình cảnh gà trống nuôi con, vừa làm cha vừa làm mẹ quả là vất vả. Anh em họ hàng ngỏ ý khuyên bố tôi nên tục huyền, tìm người về làm mẹ kế mẫu để sớm hôm chăm nom, săn sóc cho bố con tôi, nhưng bố nhất định không đồng ý, Bố bảo: Cảnh dì ghẻ con chồng xưa nay tôi đã biết cả rồi, con người khác máu tanh lòng. Nhất là khi lại sinh thêm em bé nữa, chuyện con riêng con tây khó tranh khỏi sứt mẻ tình cảm, thế nên mọi người đừng khuyên tôi nữa. Và bố cứ vậy, lo lắng chăm sóc, thường hay mua quà bánh cho chúng tôi mỗi khi bố đi đâu xa về, hàng ngày bố luôn đến đón tôi trước giờ, chưa bao giờ bố để tôi phải đứng trước cửa trường chờ đợi! Khi tôi lên cấp hai bố mua cho tôi một cái xe đạp cũ, tôi vui vẻ cùng chúng bạn đi học, đi chơi tôi đâu biết hàng ngày bố vất vả làm đủ các nghề nặng nhọc như phụ hồ, đào ao, đào giếng cho đến một hôm bố ngã bệnh. Bố sốt ly bì mấy hôm không ăn uống được. Tôi vào bệnh viện thăm bố, thấy bố gầy sút xanh xao, tôi lo lắng và thương bố vô cùng, tôi nói với bố: -Bố ạ. Con xin phép nghỉ học để chăm cho bố nhanh khỏe lại nhé! Bố ân cần cầm tay tôi: -Bố không sao đâu, con cứ lo học cho giỏi và bảo ban em cũng vậy là bố nhanh khỏe thôi.
Tôi ra về mà lòng bất an, chắc bố vất vả vì lo lắng cho chúng tôi nhiều quá nên mới đổ bệnh! Giá như Mẹ tôi còn sống thì, tôi phải làm sao để giúp đỡ cho bố bớt vất vả đây!? Từ hôm đó tôi không vô tư học hành vui chơi như trước nữa, tôi nghĩ sẽ cố gắng tranh thủ sau thời gian học tập tìm kiếm thêm công việc làm để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ cho bố bớt vất vả, ý định của tôi chưa kịp thực hiện thì không ngờ mấy hôm sau bố tôi qua đời! Tôi ân hận vô cùng. Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn.


Mục lục nội dung

Mở bài

Tình mẫu tử- phụ tử luôn là tình cảm thiêng liêng, tình cảm bền chặt nhất của mỗi con người mà không gì thay thế được. Nhà văn Cao Thị Tị đưa đến cho nền văn học truyện ngắn “Bố tôi” để nói về tình phụ tử thiêng liêng, tình cảm cao đẹp mà người cha dành cho con cái của mình, không một ngôn từ nào có thể miêu tả được tình cảm ấy.

Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Cao Thị Tỵ

Thân bài

Tình cha không nhẹ nhàng, không bộc lộ nhiều, không ấm áp dịu hiền như người mẹ. Mà cha luôn dành tặng cho con của mình tình cảm mãnh liệt, đó là sự bảo vệ che chở vất vả mưu sinh vì cuộc sống của gia đình. Cha luôn thể hiện tình cảm một cách âm thầm lặng lẽ nhưng vô cùng lớn lao.   

Mở đầu truyện nhà văn đã đưa người đọc đến với hoàn cảnh vô cùng éo le khi hai đứa trẻ mồ côi mẹ từ rất nhỏ. Nhân vật “tôi” trong truyện mất mẹ khi mới lên ba tuổi, còn đứa em phải rời xa vòng tay của mẹ từ khi mới tròn một tuổi. Nỗi mất mát vô cùng lớn lao, hai đứa trẻ rất cần hơi ấm của mẹ, cần sự quan tâm chăm sóc của mẹ, phải chịu thiệt thòi không gì bù đắp được. Mất mẹ con như mất cả cuộc đời, mẹ là người chăm sóc nuôi lớn chúng ta từng ngày, là người mang dòng sữa ngọt dịu nuôi lớn con những ngày còn bé. Mẹ mất đi, cha phải một mình gà trống nuôi những đứa con thơ dại. Ch phải vất vả làm việc ngày đêm để mong con có một cuộc sống đủ đầy. Vì vậy việc chăm lo cho các con ông phải nhờ đến bà ngoại. Nhưng cứ khi về đến nhà thì “bố lại ôm chúng tôi vào lòng vỗ về, chăm sóc cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Bố không biết ru hay và ngân nga trầm bổng như ngoại, nhưng giọng của bố trầm ấm, bố ru chúng tôi bằng những bài thơ. Và bài ru mà tôi thường xuyên nghe nhất đó là bài Bầm Ơi”. Bài thơ không đơn thuần là lời ru cho con ngủ mà nó chất chứa bao cảm xúc nghẹn ngào của người bố. Là người nặng tình nặng nghĩa mỗi khi cất lời đọc bài thơ bố không kìm được cảm xúc luôn nghẹn ngào nghĩ đến hoàn cảnh của mình thương những đứa con thơ dại.         

“Bố tôi” vượt qua mọi thử thách của cuộc đời luôn mạnh mẽ kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc. Bố đã dành tình yêu thương không gì sánh được cho hai anh em, chỉ mong bù đắp phần nào nỗi mất mát quá lớn với hai đứa trẻ. Giờ đây ông không chỉ là người cha, mà còn là người mẹ, người bạn đồng hành luôn sẵn sàng che chở cùng con vượt qua mọi khó khăn. Dù mất đi người bạn đồng hành đồng hành, mất đi người chia sẻ buồn vui khó khăn trong cuộc sống nhưng bố vẫn luôn hy sinh vẫn luôn muốn dành hết tất cả sự yêu thương cho con. “Anh em họ hàng ngỏ ý khuyên bố tôi nên tục huyền, tìm người về làm mẹ kế mẫu để sớm hôm chăm nom, săn sóc cho bố con tôi, nhưng bố nhất định không đồng ý”. Ông đã thẳng thắn từ chối bởi lẽ ông sợ rằng cảnh “dì ghẻ con chồng xưa nay tôi đã biết cả rồi, con người khác máu tanh lòng. Nhất là khi lại sinh thêm em bé nữa, chuyện còn riêng con tây khó tránh khỏi sứt mẻ tình cảm”. Bố chấp nhận hy sinh đi hạnh phúc cá nhân của mình, ông dành trọn phần đời còn lại dành trọn sự yêu thương che chở và đùm bọc nên các con nhỏ.

Tình cha không gì diễn tả được, cha là nguồn động viên mạnh mẽ nhất, là nguồn sức mạnh duy nhất giúp hai anh em vững bước trên đường đời. Cha không muốn con mình phải khổ sở vất vả vì thế ông làm hết việc này đến việc khác nhưng chưa bao giờ để con đón con trễ giờ. Vất vả hy sinh suốt một đời dành cho con, bố đến lúc lâm bệnh và mất đi. Dù bệnh tật ốm đau nhưng ông vẫn luôn lo cho việc học hành của con cái, chưa một ngày không nghĩ đến bản thân mình. Sự mất mát của cha nó để lại nỗi nuối tiếc, “tôi” nhận ra sự vô tâm của mình khi không giúp đỡ bố được nhiều.


Kết bài

Qua truyện về tình phụ tử thiêng liêng ta thấy được tình yêu thương, sự che chở bố luôn cố gắng bù đắp cho con. Truyện ngắn “bố tôi” đã để lại trong lòng người đọc bao cảm xúc, càng thêm trân trọng yêu thương gia đình mình nhiều hơn.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question