Phân tích truyện Nữ thần lúa
image hoi dap
image hoi dap

Phân tích truyện Nữ thần lúa

icon-time24/5/2023

Cổ tích Việt Nam là kho tàng văn học dân gian được nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác với nhiều câu chuyện hấp dẫn, có sức lôi cuốn lạ. Trong đó có những câu chuyện cổ lý giải về sự ra đời của những cây trái quen thuộc với nhân dân như cây lúa, cây vú sữa, cây rau răm. Hãy cùng Phân tích truyện Nữ thần lúa một trong những truyện cổ đặc sắc để thấy được sức hấp dẫn của các truyện cổ tích Việt Nam nhé.


Dàn ý phân tích truyện Nữ thần lúa

1, Mở bài

- Giới thiệu truyện Nữ thần lúa.

- Đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.

2, Thân bài

- Phân tích đề tài, chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích nhân vật và cốt truyện.

- Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị của truyện.

- Liên hệ bản thân, mở rộng.


Phân tích truyện Nữ thần lúa

      Những câu chuyện cổ tích thời đầu tiên mang dáng dấp của thần thoại, lý giải về sự hình thành của trời đất, mưa nắng, cây cối hoặc nguồn gốc của loài người. Đặc biệt trong số đó có những câu chuyện còn giải thích về nguồn gốc, sự ra đời của các loài cây trái quen thuộc với đời sống nông nghiệp đó là truyện cổ tích Nữ thần lúa. Có thể nói đây là một câu chuyện cổ tích hấp dẫn, có sức hút với người đọc.

      Như mọi câu chuyện cổ tích khác Nữ thần lúa có một cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn dựa trên sự tưởng tượng bay bổng của con người. Tác phẩm đã xây dựng hình tượng nhân vật nữ thần lúa, một cô gái xinh đẹp, duyên dáng và yểu điệu. Chuyện kể rằng Nữ thần lúa là con gái của Ngọc Hoàng, từ nhỏ đã được vua cha rất yêu mến, nâng niu. Sau trận lụt ghê gớm xảy ra sinh linh, cây cối đều bị tiêu diệt, ông trời bèn cử nữ thần lúa xuống trần gian để nuôi sống loài người. Nữ thần lúa đã làm phép cho phép những hạt giống gieo xuống đất tự nảy mầm, mọc thành cây, kết bông nảy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt, không cần phơi phóng gì cả. Cần ăn cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ chín thành cơm.

Phân tích truyện Nữ thần lúa

      Nhưng có một sự kiện là điểm thắt nút và đẩy câu chuyện đi đến kịch tính đó là buổi hôm ấy như thường lệ nữ thần lúa dẫn lúa về nhà thì gặp nhà cô gái nọ đang quét sân, lại còn bực dọc mắng lúa là đang quét bẩn lại mò về, về không đúng lúc. Ấy thế là nữ thần lúa vô cùng tức giận đã làm phép không cho lúa tự về nhà, không để lúa tự thành cơm mà buộc người dân phải lao động mới có hạt gạo để ăn. Từ đó người nông dân phải chăm chỉ làm việc mới có được hạt gạo, lúa cũng không tự bò về nhà nữa.

      Như vậy nhân vật được giới thiệu về nguồn gốc, tài năng, phép thuật mang dáng dấp của sự ly kỳ, huyền ảo rất đỗi quen thuộc trong truyện cổ tích. Tuy vậy những sự hư cấu và tưởng tượng ấy vẫn có dáng dấp của sự thật, dựa trên sự lý giải các hiện tượng từ cuộc sống bình thường. Đó là cắt lúa thì phải dùng liềm sắc, phải tốn công mới cắt được, muốn lúa thành cơm thì phải phơi phóng, xay giã, giần sàng. Rồi lúa thì có năm được mùa, có năm mất mùa, hạt lép, hạt mẩy. Từ đó nhân vật nữ thần lúa hiện lên có sức hấp dẫn kỳ lạ với người đọc. 

      Truyện được kể bằng ngôi thứ ba, xoay quanh sự tích về cây lúa có gắn với nhân vật nữ thần lúa. Các truyện dân gian nói chung đều sử dụng ngôi kể thứ ba nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa của tác phẩm và giúp việc kể chuyện bao quát trong nhiều không gian, thời gian hơn. Các tình tiết tưởng tượng hư cấu xuất hiện khá nhiều như nguồn gốc xuất thân của nữ thần lúa, phép thuật của nữ thần lúa, cây lúa biết tự bò về nhà… các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo không quá đậm đặc như trong các truyện cổ tích khác song vẫn đủ để tạo nên sức hấp dẫn riêng của câu chuyện.

Phân tích truyện Nữ thần lúa

      Thông qua câu chuyện này tác giả dân gian đã lý giải hết sức hợp lý về nguồn gốc của cây lúa, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến lúa thành hạt gạo. Bằng câu chuyện này tác giả còn muốn gửi gắm người đọc một bài học ý nghĩa về cuộc sống, về công sức và giá trị của lao động: chỉ khi con người chịu khó, chăm chỉ và cần cù trong lao động thì mới gặt hái được thành quả xứng đáng, ngọt ngào. Chúng ta cũng cần phải biết trân trọng thành quả của lao động, coi trọng cây lúa, hạt gạo vì nó đã góp phần nuôi dưỡng con người.

     Ở phần cuối của tác phẩm là một số thông tin về lễ hội mừng cơm mới hay là lễ cúng thần lúa vẫn được tổ chức hàng năm ở một số tỉnh thành trung du và miền núi như lễ Rước bông lúa, các trò trám ở Vĩnh Phúc, trò triềng ở Thanh Hoá, trò thổi tù và cây hống ở Nghệ Tĩnh, lễ cúng cơm mới ở một số đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam. Đây cũng là cách lý giải tự nhiên về nguồn gốc của một số tục lệ quen thuộc ở các làng quê Việt Nam. Với chi tiết này có thể xếp truyện Nữ thần lúa vào nhóm truyện truyền thuyết đời sau.

     Có thể nói Nữ thần lúa là một câu chuyện hấp dẫn, câu chuyện có ý nghĩa giải thích về nguồn gốc của cây lúa và gửi gắm nhiều bài học giá trị về việc lao động cho mỗi người.

-----------------------------------------------------------------------

Trên đây là bài viết phân tích truyện Nữ thần lúa. Câu chuyện cổ tích đặc sắc này được Topbee phân tích dựa trên các yếu tố như đề tài, cốt truyện, nhân vật, yếu tố nghệ thuật, từ đó giúp các em chinh phục cho đề bài phân tích một câu chuyện cổ tích. Chúc các em học tốt!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question