Phương thức biểu đạt biểu cảm (Là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy)
image hoi dap
image hoi dap

Phương thức biểu đạt biểu cảm (Là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy)

icon-time18/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phương thức biểu đạt biểu cảm giúp các em học sinh củng cố kiến thức cũng như cách vận dụng phương thức biểu đạt biểu cảm khi làm bài tập


Phương thức biểu đạt biểu cảm là gì?

- Phương thức biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

- Tác giả sử dụng những ví dụ cụ thể, đặc sắc để tạo nên các hình ảnh, âm thanh, mùi vị, ... để giúp người đọc cảm nhận và hiểu sâu hơn về cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện.


Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt biểu cảm

- Các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của các nhân vật trữ tình.

- Những từ ngữ, câu cảm thán

- Các thể loại thơ, ca dao, bút kí... 

- Biểu cảm ở đây là cảm xúc của người viết chứ không hẳn là toàn bộ cảm xúc của nhân vật trong truyện.


Tác dụng phương thức biểu đạt biểu cảm

- Giúp tác giả biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, mô tả hành động, biểu cảm để người đọc dễ hình dung hơn về hình ảnh và cảm xúc của tác giả.

- Biểu cảm giúp chúng ta truyền đạt ý kiến, cảm xúc, ý muốn một cách rõ ràng và chính xác hơn

- Phương thức biểu đạt biểu cảm giúp tạo ra sự độc đáo, sáng tạo và phong cách riêng của mỗi cá nhân.


Phân biệt các phương thức biểu đạt

Phương thứcTự sựBiểu cảmMiêu tảThuyết minhNghị luậnHành chính - Công vụ
Nhận biếtCó cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật.Có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)Có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó.Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.Giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí
Đặc điểmTrình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả (diễn biến sự việc)Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật.Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với chúng.Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý.
Văn bản sử dụngTruyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơĐiện mừng, thăm hỏi, chia buồn và các tác phẩm văn học như thơ trữ tình, tùy bútVăn tả người, tả cảnh, tả sự vật,... hoặc một đoạn văn miêu tả trong bài nghị luận.Thuyết minh sản phẩm, Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật và trình bày các tri thức trong khoa họcCác hịch, chiếu, biểu, xã luận, bình luận, lời kêu họi, sách lý luận, kiến trức về chính trị hoặc xã hội - văn hóa.Đơn từ, báo cáo, đề nghị.

Sơ đồ tư duy về phương thức biểu đạt biểu cảm

Sơ đồ tư duy về phương thức biểu đạt biểu cảm

Bài tập vận dụng phương thức biểu đạt biểu cảm

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của câu ca dao sau:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

                                                                              (Ca dao)

*Lời giải:

- Câu ca dao trên miêu tả cảm xúc nhớ nhung của một người đang yêu.

→ Phương thức biểu đạt biểu cảm

Câu 2: Xác định câu văn dùng phương thức biểu đạt trong đoạn trích sau:

“ Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… ”

(Trích Chí Phèo- Nam Cao)

*Lời giải:

“ Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! " là câu văn dùng phương thức biểu cảm, nhà văn nhập thân vào Chí Phèo để bộc lộ cảm xúc, nói hộ cảm xúc của nhân vật.

Lưu ý khi xác định phương thức biểu đạt trong bài đọc hiểu

- Một văn bản có khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính.

- Câu hỏi trong đề thi có thể chỉ yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt chính (phương thức biểu đạt chủ yếu) nhưng cũng có khi yêu cầu HS xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. HS chú ý đọc kĩ câu hỏi rồi hãy trả lời một cách chính xác.

- Có 4 phương thức thường xuất hiện trong các đề thi để kiểm tra: biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận. (Trong thơ: chủ yếu sử dụng hai phương thức: biểu cảm và miêu tả. Còn phương thức tự sự có sử dụng nhưng không nhiều. Trong văn xuôi: chủ yếu sử dụng các phương thức: tự sự và miêu tả, biểu cảm.)

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question