image hoi dap
image hoi dap

Phương thức biểu đạt nghị luận (Là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy)

icon-time18/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phương thức biểu đạt nghị luận giúp các em học sinh củng cố kiến thức cũng như cách vận dụng phương thức biểu đạt nghị luận khi làm bài tập


Phương thức biểu đạt nghị luận là gì?

- Phương thức nghị luận là cách thức người viết sử dụng để truyền đạt ý kiến, lập luận, bàn bạc về một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó.

- Bằng những dẫn chứng, lập luận cụ thể, người viết sẽ dẫn dắt và thuyết phục độc giả chấp nhận quan điểm của mình.


Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt nghị luận

- Bày tỏ một vấn đề rõ ràng, rành mạch

- Các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng phù hợp để phân tích, bình luận

- Bố cục bài viết chặt chẽ, lập luận thuyết phục người đọc


Tác dụng phương thức biểu đạt nghị luận

- Giúp tác giả truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và hiệu quả. 

- Việc sử dụng các phương pháp lôgic và luận điểm chính xác giúp người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt những thông tin mà tác giả muốn truyền đạt 

- Phương thức nghị luận giúp bày tỏ quan điểm, khuyến khích độc giả suy nghĩ và phản biện để đưa ra quyết định, đánh giá đúng đắn. 


Phân biệt các phương thức biểu đạt

Phương thứcTự sựBiểu cảmMiêu tảThuyết minhNghị luậnHành chính - Công vụ
Nhận biếtCó cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật.Có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)Có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó.Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.Giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí
Đặc điểmTrình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả (diễn biến sự việc)Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật.Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với chúng.Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý.
Văn bản sử dụngTruyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơĐiện mừng, thăm hỏi, chia buồn và các tác phẩm văn học như thơ trữ tình, tùy bútVăn tả người, tả cảnh, tả sự vật,... hoặc một đoạn văn miêu tả trong bài nghị luận.Thuyết minh sản phẩm, Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật và trình bày các tri thức trong khoa họcCác hịch, chiếu, biểu, xã luận, bình luận, lời kêu họi, sách lý luận, kiến trức về chính trị hoặc xã hội - văn hóa.Đơn từ, báo cáo, đề nghị.

Sơ đồ tư duy về phương thức biểu đạt nghị luận

Sơ đồ tư duy về phương thức biểu đạt nghị luận

Bài tập vận dụng xác định phương thức biểu đạt nghị luận

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích sau:

"Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa."

                                                                                                                   (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)

*Lời giải:

- Đoạn văn trên đưa ra vấn đề bàn luận về trường học.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc

→ Phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong

chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa

bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê,nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện

chiến sự...thế giới cùng anh em chiến hữu...“. Bất chợt giật mình,hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ

quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than

phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ,thèm tiếng cười của bố,thèm

được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài

kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành

quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
                                                                                                                    (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

a: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

b: Từ đoạn trích trên, em hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa?

*Lời giải:

a: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Nghị luận.

b: Thông điệp của đoạn trích: Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.

Lưu ý khi xác định phương thức biểu đạt trong bài đọc hiểu

- Một văn bản có khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính.

- Câu hỏi trong đề thi có thể chỉ yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt chính (phương thức biểu đạt chủ yếu) nhưng cũng có khi yêu cầu HS xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. HS chú ý đọc kĩ câu hỏi rồi hãy trả lời một cách chính xác.

- Có 4 phương thức thường xuất hiện trong các đề thi để kiểm tra: biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận. (Trong thơ: chủ yếu sử dụng hai phương thức: biểu cảm và miêu tả. Còn phương thức tự sự có sử dụng nhưng không nhiều. Trong văn xuôi: chủ yếu sử dụng các phương thức: tự sự và miêu tả, biểu cảm.)

Kim Tuyến
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question