Phương thức biểu đạt thuyết minh (Là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy)
image hoi dap
image hoi dap

Phương thức biểu đạt thuyết minh (Là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy)

icon-time18/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phương thức biểu đạt thuyết minh giúp các em học sinh củng cố kiến thức cũng như cách vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh khi làm bài tập


Phương thức biểu đạt thuyết minh là gì?

- Phương thức biểu đạt thuyết minh là trình bày, cung cấp, giải thích thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.

- Kiến thức trong văn bản thuyết minh cần phải chính xác, khách quan và có ích với người đọc.


Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt thuyết minh

+ Ngôn ngữ rõ ràng, cụ thể, chỉ rõ đặc điểm riêng của đối tượng

+ Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,… để câu văn sinh động, hấp dẫn 

+ Những văn bản thường áp dụng phương thức biểu đạt thuyết minh: thuyết minh về con vật, thuyết minh về một vấn đề khoa học, thuyết minh về một địa điểm du lịch,….


Tác dụng phương thức biểu đạt thuyết minh

+ Tạo sự hiểu biết, nhận thức tổng quan và dẫn đến sự hình thành nhận thức về chủ đề được thuyết minh.

+ Làm sáng tỏ, giải thích những vấn đề phức tạp, khó hiểu mà độc giả không nhất thiết hiểu rõ từ đầu

+ Giúp người đọc mở mang kiến thức, dễ hiểu hơn về sự vật, hiện tượng được thuyết minh

+ Nhằm mục đích giáo dục, hướng dẫn hoặc tư vấn cho người đọc


Phân biệt các phương thức biểu đạt

Phương thứcTự sựBiểu cảmMiêu tảThuyết minhNghị luậnHành chính - Công vụ
Nhận biếtCó cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật.Có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)Có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó.Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.Giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí
Đặc điểmTrình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả (diễn biến sự việc)Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật.Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với chúng.Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý.
Văn bản sử dụngTruyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơĐiện mừng, thăm hỏi, chia buồn và các tác phẩm văn học như thơ trữ tình, tùy bútVăn tả người, tả cảnh, tả sự vật,... hoặc một đoạn văn miêu tả trong bài nghị luận.Thuyết minh sản phẩm, Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật và trình bày các tri thức trong khoa họcCác hịch, chiếu, biểu, xã luận, bình luận, lời kêu họi, sách lý luận, kiến trức về chính trị hoặc xã hội - văn hóa.Đơn từ, báo cáo, đề nghị.

Sơ đồ tư duy về phương thức biểu đạt thuyết minh

Sơ đồ tư duy về phương thức biểu đạt thuyết minh

Bài tập vận dụng xác định phương thức biểu đạt thuyết minh

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và xác định phương thức biểu đạt chính:

“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự

phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm

tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.

Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…” 

                                                                                                                           (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

*Lời giải:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là thuyết minh. Tác giả trình bày về hậu quả của việc vứt bao bì ni lông bừa bãi

Câu 2: Tại sao văn bản dưới đây được gọi là văn bản thuyết minh?

“Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm

phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7 – 9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô

đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài 1,2m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có ba dây

bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt soi-đô-fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm”.

A. Kể lại một câu chuyện về cây đàn đáy.

B. Giới thiệu một cách chính xác, khách quan cây đàn đáy.

C. Thuyết phục người đọc tin về cái hay của đàn đáy.

D. Phát biểu cảm nghĩ về cây đàn đáy.

*Lời giải:

Chọn ý B. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh để giới thiệu một cách chính xác, khách quan cây đàn đáy.

Lưu ý khi xác định phương thức biểu đạt trong bài đọc hiểu

- Một văn bản có khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính.

- Câu hỏi trong đề thi có thể chỉ yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt chính (phương thức biểu đạt chủ yếu) nhưng cũng có khi yêu cầu HS xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. HS chú ý đọc kĩ câu hỏi rồi hãy trả lời một cách chính xác.

- Có 4 phương thức thường xuất hiện trong các đề thi để kiểm tra: biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận. (Trong thơ: chủ yếu sử dụng hai phương thức: biểu cảm và miêu tả. Còn phương thức tự sự có sử dụng nhưng không nhiều. Trong văn xuôi: chủ yếu sử dụng các phương thức: tự sự và miêu tả, biểu cảm.)

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question