Sơ đồ tư duy anken
Sơ đồ tư duy anken trực quan, dễ nhớ nhất giúp các bạn học sinh nắm được kiến thức qua phương pháp học tập bằng mindmap
Sơ đồ tư duy anken
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Các câu hỏi vận dụng về anken
Câu 1: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
A. Butan
B. but-1-en
C. cacbon đioxi
D. metylpropan
*Lời giải:
Phương trình hóa học xảy ra:
CH2=CH-CH2-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CH2-CH3
Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CHBr-CH2-CH3(không màu)
=> Chọn ý B.
Câu 2: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Tìm CTPT của 2 anken?
A. C3H6 và C4H8
B. C4H8 và C5H10
C. C5H10 và C6H12
D. C3H6 và C5H10
*Lời giải:
Phương trình phản ứng xảy ra:
CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
nX = 3,36 / 22,4 = 0,15 mol
Khối lượng bình brom tăng bằng khối lượng của 2 anken: mX = 7,7 g
MCnH2n = 7,7 / 0,15 = 51,3
=> n = 3,67
CTPT của 2 anken kế tiếp là: C3H6 và C4H8
Câu 3: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
*Lời giải:
Anken C4H8 có 3 đồng phân gồm:
CH2=CH–CH2–CH3
CH3–CH=CH–CH3
CH2=C(CH3)2
Để phản ứng tạo ra 1 sản phẩm thì anken phải đối xứng vì HCl là tác nhân bất đối xứng
→ Chỉ có CH3–CH=CH–CH3 thỏa mãn, tuy nhiên CH3–CH=CH–CH3 có đồng phân hình học nên có 2 đồng phân
Chọn ý A.
Câu 4: Dãy đồng đẳng anken còn có tên gọi là
A. Parafin
B. Hiđrocacbon không no
C. Olefin
D. Hiđrocacbon chưa bão hòa
*Lời giải:
Dãy đồng đẳng anken còn có tên gọi là Olefin
Chọn ý C.
Câu 5: Để phân biệt etan và eten, phản ứng nào là thuận tiện nhất?
A. Phản ứng đốt cháy.
B. Phản ứng với dung dịch brom.
C. Phản ứng cộng hiđro.
D. Phản ứng trùng hợp.
*Lời giải:
+ Khí eten làm mất màu dung dịch brom
+ Khí etan không phản ứng với dung dịch brom thoát ra khỏi dung dịch.
=> Chọn ý B