Sơ đồ tư duy các nhân tố hình thành đất
image hoi dap
image hoi dap

Sơ đồ tư duy các nhân tố hình thành đất

icon-time6/12/2023

Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên do những tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Cùng tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất qua bài viết dưới đây nhé! 


Thành phần và các nhân tố hình thành đất


Thành phần

Mỗi một loại đất hình thành trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu như nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày. Thành phần khoáng của đất bao gồm:

+ Khoáng vô cơ: Là các mảnh khoáng, đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh.

+ Chất hữu cơ: Là xác chết của động vật hay thực vật đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất.

+ Chất khoáng hữu cơ: Đa phần là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành.

Ngoài các thành phần trên thì nước không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ nhau tạo nên một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, Carbohydrates,.v.v...

Các thành phần nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ. Hàm lượng biến động, phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Ở giai đoạn đầu, thành phần hóa học của đất và đá mẹ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dần về sau thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất và sự tác động của con người.


Các nhân tố hình thành đất

Các nhân tố tác động đến quá trình hình thành đất:

* Đá mẹ

- Đá mẹ là sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch). Đây nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất quyết định thành phần khoáng vật, có sự ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

* Khí hậu

- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành đất bằng lượng mưa và nhiệt độ. 

- Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi, nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hòa tan và tích tụ chất hữu cơ.

* Sinh vật

- Sinh vật tác động lớn đến việc hình thành đất: tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ, tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ,…

- Thực vật: Có vai trò cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.

- Vi sinh vật: Vai trò phân giải xác súc vật tạo mùn.

- Động vật: Một số động vật sống trong đất như giun, kiến mối làm biến đổi tính chất đất.

* Địa hình

- Địa hình (độ cao, độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.

+ Địa hình dốc: đất dễ bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

+ Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu và có tầng phong hóa dày.

* Thời gian

- Trong cùng điều kiện hình thành như nhau, nơi nào có thời gian hình thành lâu hơn sẽ có tầng đất dày hơn.

* Con người

- Hoạt động tích cực: tác động nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.


Sơ đồ tư duy các nhân tố hình thành đất

Sơ đồ tư duy các nhân tố hình thành đất

Quá trình hình thành đất

Sơ đồ tư duy các nhân tố hình thành đất

Quá trình hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp qua ba giai đoạn: 

+ Quá trình phong hoá. (Phong hóa đá; Phong hóa vật lí; Phong hóa hóa học; Phong hóa sinh học)

+ Quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất.

+ Quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất.

Tham gia vào quá trình hình thành đất là các yếu tố: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian,… Các yếu tố này tương tác qua lại với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển.

Ngoài ra địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên: động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, hoạt động của con người.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question