Sơ đồ tư duy cacbohidrat
Sơ đồ tư duy cacbohidrat trực quan, dễ nhớ nhất giúp các bạn học sinh nắm được kiến thức qua phương pháp học tập bằng mindmap.
Sơ đồ tư duy cacbohidrat
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Các câu hỏi vận dụng về cacbohidrat
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.
B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.
C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.
D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.
*Lời giải:
A sai vì cacbohiđrat có công thức chung là Cn(H2O)m
Chọn ý A.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là cacbohiđrat?
A. Triolein.
B. Sacarozơ.
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ
*Lời giải:
Chọn ý C
Câu 3: Mô tả nào dưới đây không đúng về glucozơ?
A. Chất rắn, không màu, tan trong nước và có vị ngọt.
B. Là hợp chất tạp chức.
C. Còn có tên gọi là đường mật ong.
D. Có 0,1% về khối lượng trong máu người.
*Lời giải:
Fructozơ còn có tên gọi là đường mật ong
Chọn ý C
Câu 4: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là
A. Fructozơ.
B. Amilopectin.
C. Xenlulozơ.
D. Saccarozơ
*Lời giải:
Chọn ý C. Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi màu trắng, cấu trúc mạch không phân nhánh, phân tử gồm nhiều gốc β – glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, khi thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. vàng.
B. xanh tím.
C. hồng.
D. nâu đỏ
*Lời giải:
Chọn ý B. Tinh bột phản ứng màu với iot cho màu xanh tím