Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ
Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ trực quan, dễ nhớ nhất giúp các bạn học sinh nắm được kiến thức qua phương pháp học tập bằng mindmap.
Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Các câu hỏi vận dụng về tế bào nhân sơ
Câu 1: Cho các đặc điểm sau:
(1) Không có màng nhân
(2) Không có nhiều loại bào quan
(3) Không có hệ thống nội màng
(4) Không có thành tế bào bằng peptidoglican
Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
*Lời giải:
Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
- Không có màng nhân bao bọc (vật chất di truyền chỉ là vùng nhân nằm khu trú trong tế bào chất).
- Không có nhiều loại bào quan (không có các bào quan có màng bao bọc, chỉ có ribôxôm).
- Không có hệ thống nội màng.
- Hầu hết các tế bào nhân sơ đều có thành bao bọc, thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ peptiđôglican.
→ Đặc điểm của tế bào nhân sơ gồm (1), (2), (3); (4) không phải là đặc điểm của các tế bào nhân sơ.
Chọn ý B
Câu 2: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm
A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng
B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
C. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng
D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein
*Lời giải:
Vùng nhân của tế bào vi khuẩn (hay tế bào nhân sơ) không có màng bao bọc và chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
Chọn ý A.
Câu 3: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào
A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào
B. Cấu trúc của nhân tế bào
C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn
D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn
*Lời giải:
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại:
+ Gram dương là những vi khuẩn có thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ peptiđôglican (lớp peptiđôglican dày). Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím.
+ Gram âm là những vi khuẩn có thành tế bào gồm một lớp mỏng peptiđôglican và màng ngoài có lipôpolisaccarit không có ở vi khuẩn Gram dương. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ
Câu 4: Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn
*Lời giải:
Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn:
- Lông ngắn hơn nhưng số lượng nhiều hơn roi.
- Chức năng:
+ Roi là cơ quan vận động của vi sinh vật, giúp chúng di chuyển.
+ Lông là bộ phân giúp vi sinh vật tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt của vi sinh vật khác.
Câu 5: Loại vi khuẩn A có kích thước trung bình là 1 µm, loại vi khuẩn B có kích thước trung bình là 5 µm. Theo lí thuyết, loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn? Giải thích.
*Lời giải:
Vì tỉ lệ S/V của vi khuẩn A lớn hơn so với vi khuẩn B nên tốc độ sinh sản của vi khuẩn A nhanh hơn tốc độ sinh sản của vi khuẩn B.