So sánh quan niệm về tình yêu trong bài Tôi yêu em với bài Sóng
image hoi dap
image hoi dap

So sánh quan niệm về tình yêu trong bài Tôi yêu em với bài Sóng

icon-time29/9/2023

Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca. Cùng một chủ đề song mỗi nhà văn, nhà thơ lại tìm cho mình một hướng đi mới, một cách nghĩ độc đáo để đưa tác phẩm đến với người đọc từ đó hình thành nên phong cách nghệ thuật riêng mà không ai có thể trộn lẫn. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee tìm hiểu bài viết So sánh quan niệm về tình yêu trong bài Tôi yêu em với bài Sóng 


Điểm giống nhau trong quan niệm về tình yêu của bài Tôi yêu em và bài Sóng

Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ mong, khắc khoải về người mình yêu: Cả bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin đều thể hiện tình yêu gắn liền với nỗi nhớ da diết về người thương. Nhà thơ Puskin yêu em “âm thầm” không dám ngỏ lời. Mối tình đơn phương khiến ông lúc nào cũng trong giai đoạn thổn thức, ngổn ngang, bồi hồi. Vừa muốn thể hiện tình cảm của mình nhưng cũng không dám bộc lộ với “em”. Còn đối với “Sóng”, nỗi nhớ được Xuân Quỳnh nhấn mạnh qua không gian, thời gian. Dù ban ngày hay ban đêm, lúc nào em cũng nhớ tới anh. 

Tình yêu gắn liền với sự thủy chung son sắt: “Tôi yêu em” – tình cảm đơn phương của chàng trai dành cho cô gái mãi không thay đổi. Điều này thể hiện qua câu thơ “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm”. Còn đối với “Sóng”, tình cảm này của “em” chỉ hướng về phía anh “Dẫu xuôi về phương Bắc / Dẫu ngược về phương Nam / Nơi nào em cũng nghĩ / Hướng về anh một phương”.

So sánh quan niệm về tình yêu trong bài Tôi yêu em với bài Sóng

Điểm khác nhau trong quan niệm về tình yêu của bài Tôi yêu em với bài Sóng

Chủ thể thể hiện:

+ Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin: Đối tượng thể hiện tình cảm trong bài thơ là chàng trai. Chàng trai bộc bạch tình cảm giấu kín của mình với cô gái mà mình thầm thương trộm nhớ qua từng lời thơ. Từ xưa đến nay, việc chủ động trong tình cảm chủ yếu bắt đầu từ nam giới. Chính vì lẽ đó mà người đọc không quá ngạc nhiên khi chủ thể trực tiếp bày tỏ tình cảm trong bài thơ “Tôi yêu em” là chàng trai.

+ Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: Đối tượng thể hiện tình cảm trong bài thơ là cô gái. Có thể nói, đây là sự phá cách táo bạo của Xuân Quỳnh trong khu rừng văn chương Việt Nam. Người phụ nữ Đông Dương chủ yếu có lối sống khép mình, ít bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp. Chính vì lẽ đó mà khi đọc “Sóng”, người đọc cảm nhận được sự mạnh mẽ, táo bạo trong tâm hồn thi sĩ Xuân Quỳnh.

So sánh quan niệm về tình yêu trong bài Tôi yêu em với bài Sóng

Quan niệm về tình yêu:

+Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin: Cảm xúc là yếu tố đầu tiên xác định tình cảm của chàng trai dành cho người mình yêu. Đó là thứ tình cảm trong sáng, chân thật. Chàng trai trong bài thơ thể hiện tình cảm một cách rụt rè, nhút nhát. Chàng âm thầm ở bên “em”, luôn dõi theo “em” nhưng lại không dám thổ lộ tình cảm của mình. Thế giới nội tâm vì yêu được nhà thơ miêu tả một cách tinh tế, khéo léo. Tình cảm đơn phương đến từ một phía song lại giống như những cặp đôi đang trong giai đoạn yêu nhau. Chàng trai cũng có lúc hậm hực, lúc ghen tuông. Điệp khúc “Tôi yêu em” lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt bài thơ càng nhấn mạnh tình yêu của mình. Nhưng sau cùng, chàng trai lại không bước tiếp. Hai câu thơ cuối “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” thể hiện sự hi sinh cao cả cho một tình yêu đích thích. Vì không thể đến, vì biết rằng không có cơ hội thành đôi với người mình yêu, “tôi” mong “em” sẽ hạnh phúc với người “em” chọn. Hơn tất cả, chàng trai mong cô gái sẽ gặp được người yêu mình thật lòng như chàng đang thầm thương trộm nhớ cô. Có thể thấy, tình yêu trong “Tôi yêu em” của Puskin mang nỗi âm ỉ da diết về một mối tình không thành với cảm xúc chân thành.

+ Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: Nữ thi sĩ không ngại thể hiện khao khát yêu đương mãnh liệt qua hình ảnh ẩn dụ “sóng”. Nếu Puskin giữ kín tình cảm trong lòng, không trực tiếp bày tỏ với người mình yêu thì Xuân Quỳnh không như thế! Với bà, tình yêu phải thể hiện một cách chủ động dù là nam hay nữ. Đã yêu là sống hết mình cho tình yêu. Có thể ở thời điểm sáng tác, khi ý thức hệ phong kiến còn bủa vây nhưng đến ngày nay, bài thơ “Sóng” quả đã mang một làn gió mới cho nền thi ca Việt Nam, đồng thời chính việc này tô đậm phong cách cá nhân của Xuân Quỳnh. Tình yêu mới mẻ, hiện đại của bà khiến người đọc không khỏi thán phục! Bà đặt tình yêu của mình hòa trong tình yêu rộng lớn của biển cả. Người con gái dù trải qua muôn vàn cách trở cũng chỉ hi vọng tìm được bến đỗ đích thực của cuộc đời. Bài thơ một cách thể hiện nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu, một mặt thể hiện phong cách hiện đại của người con gái khi yêu.

----------------------------------

Trên đây là bài viết So sánh quan niệm về tình yêu trong bài Tôi yêu em với bài Sóng do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question