Tác giả Đinh Trọng Lạc (Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm)
Tác giả Đinh Trọng Lạc có vẻ còn là một cái tên khá xa lạ với các bạn học sinh, có thể là do số lượng các tác phẩm của ông mà các bạn được tiếp cận không nhiều. Bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác giả Đinh Trọng Lạc.
1. Tiểu sử tác giả Đinh Trọng Lạc
Tác giả Đinh Trọng Lạc (1928 - 2000) tên thật là Đinh Trọng Lạc, ông được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Đinh Trọng Lạc xuất thân là một nhà phê bình văn học. Với tài năng và kinh nghiệm của mình, ông có thể đưa người đọc được tiếp cận vào từng khía cạnh của mỗi tác phẩm. Thông qua các tác phẩm phê bình văn học của mình, người đọc sẽ được đưa từ những lớp nghĩa đơn giản bên ngoài của câu văn đến những cái thơ, cái tinh túy, cái cốt lõi về ý nghĩa thật sự tác phẩm đó muốn truyền tải. Cảm nhận văn học bằng cả tâm hồn, rất thơ nhưng cũng rất đời của ông. Từ đó, mà ông được mệnh danh là một nhà ngôn ngữ học tài ba.
Ông đã đóng góp vào kho tàn văn học Việt Nam các tác phẩm phê bình văn học tiêu biểu như: Phong cách học Tiếng Việt (1997); Về sự phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học trong nhà trường (1975); Vấn đề về xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ và các biện pháp tư từ (1992);...
2. Sự nghiệp văn chương
Một số tác phẩm và nội dung của tác phẩm tác giả Đinh Trọng Lạc đã viết như:
- Tu từ học với vấn đề giảng dạy ngữ văn: Tài liệu “Tu từ học với vấn đề giảng dạy ngữ văn” của Đinh Trọng Lạc, được nhà xuất bản Giáo Dục - xuất bản năm 1968. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của ông được xuất bản.
- Phong cách học Tiếng Việt: do nhà xuất bản Đại học Quốc gia - xuất bản năm 1997, là tác phẩm nổi tiếng của ông. Với nội dung được Đinh Trọng Lạc đi vào phân tích các vấn đề quan trọng của tiếng việt:
+ Mở đầu về phong cách học
+ Các phong cách chức năng của hoạt động lời nói trong tiếng việt
+ Ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật
+ Các phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ của tiếng việt
+ Một số vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy phong cách học
- Phong cách học văn bản: được xuất bản năm 1994, bởi nhà xuất bản Giáo Dục. Tuy được xuất bản từ năm 1994 nhưng hiện nay thì những giá trị kiến thức cũng như giá trị tinh thần của tác phẩm vẫn còn sống mãi với thời gian. Trong tác phẩm, tác giả đưa ra những định hướng trong phong cách học văn bản. Mục đích của giáo tình là nêu lên sự cần thiết phải mở rộng phạm vi nghiên cứu của phong cách học, đồng thời đi sâu vào những vấn đề là sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản đã đề ra cho người học.
- Vẻ đẹp của tiếng gà trưa: Tác phẩm “Vẻ đẹp của tiếng gà trưa” của Đinh Trọng Lạc là Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh. Giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn khác đối với tác phẩm cũng như cảm thấy yêu hơn những sự vật tuy bình dị nhưng mang ý nghĩa lớn lao xung quanh mình. Bằng phương thức diễn đạt “Nghị luận”, ngôn ngữ trong “Vẻ đẹp của tiếng gà trưa” mang tính bị dị và vô cùng gần gũi, đúng chất là một nhà phê bình văn học luôn muốn giúp người đọc có thể hiểu những kiến thức về chuyến xe sóng gió của cuộc đời.
- Về sự phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học trong nhà trường: được xuất bản năm 1975. Trong tác phẩm, nhà phê bình văn học Đinh Trọng Lạc tập trung làm rõ những đặc trưng của ngôn ngữ học, ngôn ngữ văn học, sau đó lại đi sâu vào việc phân tích ngôn ngữ. Đưa ra cách giải dạy, diễn đạt đạt hiểu cao tiếp cận dễ dàng đến người học hơn của Đinh Trọng Lạc.
Qua tìm hiểu, bạn đọc có thể hiểu hơn đôi nét về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả Đinh Trọng Lạc. Về kinh nghiệm và tài năng, sư tận tụy của ông cho nền văn học nước nhà.