![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_mobile.40768fc.jpg)
![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_desktop.5d6ef50.png)
Tác giả Mai Liễu (Tiểu sử, Sự nghiệp, Tác phẩm)
Tác giả Mai Liễu được biết đến là một người con dân tộc, mang giọng thơ thấm đẫm linh hồn dân tộc không thể lẫn với ai. Cả cuộc đời của ông gắn với miền núi cao, gắn với những vùng biên giới xa xôi. Mời các bạn cùng tìm hiểu về giọng thơ hồn hậu này ngay trong bài viết của Topbee dưới đây!
1. Tiểu sử tác giả
Tác giả Mai Liễu, sinh năm 1950, tên đầy đủ của ông là Ma Văn Liễu. Ông là người dân tộc Tày. Mai Liễu sinh ra và lớn lên tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi sáng tác văn học, ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.
![Tác giả Mai Liễu](https://api.topbee.vn/storage/uploads/images/image_1673276319_7exC7_.jpg)
Tác giả Mai Liễu học tập và tốt nghiệp tại trường đại học tổng hợp văn Hà Nội. Sau khi ra trường, ông trở thành Hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam tại Tuyên Quang. Ông cũng từng công tác một thời gian không ngắn tại Báo Tân Trào và Hội Văn học - Nghệ thuật Tuyên Quang.
Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiều vị trí quan trọng khác trong Hội Văn học, báo Tân Trào, Tạp chí Văn hóa,... Nhà thơ Mai Liễu mất năm 2020, để lại nhiều tiếc thương trong lòng người đọc.
2. Sự nghiệp văn chương
Mai Liễu là một trong những nhà thơ mang đậm hơi thở của dân tộc qua năm tháng, mang hơi thở của quê hương Tuyên Quang. Cả cuộc đời của ông đều cống hiến và gắn với văn chương.
![Mai Liễu - nhà thơ thấm hồn dân tộc](https://api.topbee.vn/storage/uploads/images/image_1673276466_TY6Ov_.jpg)
Ông viết rất nhiều đề tài khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều nhận xét thì ông chủ yếu viết về đề tài gia đình, quê hương và tình người của những dân tộc vùng núi. Quê hương chính là cội nguồn cảm xúc của ông. Như ông đã từng nói: “Quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của tôi”.
3. Các tác phẩm của tác giả
Các tác phẩm của ông chủ yếu là thơ. Có thể kể đến chính là các tập tuyển tập “Thơ Mai Liễu”. Ngoài ra, các tác phẩm lẻ có “Suối làng” (1994), “Giấc mơ của núi” (2001), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Bếp lửa nhà sàn” (2005),“Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Núi vẫn còn mưa” (2013),...
4. Phong cách nghệ thuật
Như đã nói ở trên, hồn thơ của tác giả Mai Liễu thấm đẫm giọng thơ của dân tộc. Những sáng tác của ông chủ yếu đề cập đến con người, gia đình và vùng Tuyên Quang quê hương. Giọng thơ hồn hậu và nhẹ nhàng của ông là một đặc trưng riêng biệt.
Ông là người dân tộc thiểu số, từ nhỏ đã luôn sống trong cộng đồng và hiểu được rất nhiều tục lệ, nếp sống và bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy nên những vần thơ đều xoay quanh cuộc sống lao động và chiến đấu.
Tuy là những cảnh vật quen thuộc như cây cỏ, chim muông nhưng cách dùng từ và hành văn của Mai Liễu rất đặc biệt. Ông biết cách lắng nghe và cảm nhận, không chạy theo lối mòn lý thuyết.
5. Các giải thưởng/thành tựu
Trong sự nghiệp của mình, nhà thơ Mai Liễu đã được trao nhiều giải thưởng về văn chương. Tiêu biểu là Giải Ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ vào năm 2000; Khen thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam vào năm 1996 và 3 giải B của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam các năm 1998, 2001 và 2002…
----------------------------------------
Tác giả Mai Liễu đã để lại trong lòng độc giả nhiều tiếc nuối trước sự ra đi của ông. Nhưng tin chắc rằng, những tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi với quê hương Tuyên Quang thân thuộc.